Thứ năm, 26/12/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

18/07/2024 746

Nội dung nào không phản ánh đúng mục tiêu của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội?

A. Đánh đổ triều đình Mãn Thanh

B. Tấn công tô giới của các nước đế quốc tại Trung Quốc

Đáp án chính xác

C. Khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc

D. Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án: B

Giải thích: Mục…3….Trang…15…..SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Phong trào Nghĩa Hòa đoàn nhằm mục tiêu

Xem đáp án » 22/12/2021 1,563

Câu 2:

Trung Quốc Đồng minh hội là tổ chức của

Xem đáp án » 22/12/2021 1,484

Câu 3:

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của phong trào Nghĩa Hòa đoàn là

Xem đáp án » 22/12/2021 818

Câu 4:

Lực lượng tham gia Trung Quốc Đồng minh hội bao gồm

Xem đáp án » 22/12/2021 800

Câu 5:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc?

Xem đáp án » 22/12/2021 777

Câu 6:

Cương lĩnh chính trị của Trung Quốc Đồng minh hội dựa trên

Xem đáp án » 22/12/2021 759

Câu 7:

Để trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, chính quyền Mãn Thanh đã làm gì?

Xem đáp án » 22/12/2021 680

Câu 8:

Nội dung nào không phản ánh ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911)?

Xem đáp án » 22/12/2021 653

Câu 9:

Thành quả lớn nhất của cuộc Cách mạng Tân Hợi do Trung Quốc Đồng minh hội lãnh đạo là

Xem đáp án » 22/12/2021 628

Câu 10:

Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là

Xem đáp án » 22/12/2021 517

Câu 11:

Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thất bại nhanh chóng của cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc là

Xem đáp án » 22/12/2021 506

Câu 12:

Nội dung nào không phản ánh điều chưa làm được của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc?

Xem đáp án » 22/12/2021 500

Câu 13:

Trung Quốc Đồng minh hội chủ trương đưa cách mạng Trung Quốc phát triển theo con đường nào?

Xem đáp án » 22/12/2021 493

Câu 14:

Quan đại thần của triều đình Mãn Thanh sau Cách mạng Tân Hợi lên làm Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc là

Xem đáp án » 22/12/2021 475

Câu 15:

Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ triều đại

Xem đáp án » 22/12/2021 470

LÝ THUYẾT

1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược

a. Nguyên nhân Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược

- Từ cuối thế kỉ XVIII, nhất là sang thế kỉ XIX, các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới.

- Trung Quốc:

+ vị trí địa lí chiến lược quan trọng.

+ Giàu tài nguyên thiên nhiên.

+ Dân số đông, lực lượng lao động dồi dào ⇒ thị trường tiêu thụ rộng.

+ Chế độ phong kiến Mãn Thanh lâm vào khủng hoảng, suy thoái ngiêm trọng.

⇒ Trung Quốc trở thành đối tượng xâm lược của các nước thực dân phương Tây.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Các nước đế quốc xâu xé “chiếc bánh ngọt Trung Quốc”

b. Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước phương Tây.

- Tháng 6/1840 – tháng 8/1842, thực dân Anh gây ra cuộc chiến tranh thuốc phiện => Triều đình Mãn Thanh thất bại, buộc phải kí với Anh Hiệp ước Nam Kinh.

=> Đây là mốc mở đầu cho quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.

- Sau chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc khác đua nhau sâu xé Trung Quốc.

=> Đến cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc đã cơ bản hoàn thành quá trình phân chia thuộc địa, khu vực ảnh hưởng ở Trung Quốc:

+ Đức chiếm Sơn Đông.

+ Anh chiếm châu thổ sông Dương Tử.

+ Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông.

+ Nga - Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa XIX – đầu thế kỉ XX.

a. Nguyên nhân: mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với thực dân xâm lược và phong kiến đầu hàng ngày càng sâu sắc.

b. Các phong trào đấu tranh tiêu biểu:

 

Thái bình thiên quốc (1851 – 1864)

Duy tân Mậu Tuất (1898)

Nghĩa Hòa đoàn (1899 – 1901)

Lãnh đạo

Hồng Tú Toàn

Khang Hữu Vi

Lương Khải Siêu

Chu Hồng Đăng

Lực lượng tham gia

Nông dân

Quan lại, sĩ phu tiến bộ, vua Quang Tự

Nông dân

Diễn biến chính

- Khởi nghĩa bùng nổ ngày 1/1/1851 tại kim Điền (Quảng Tây), lan rộng khắp cả nước.

- Các nước đế quốc cấu kết với chính quyền phong kiến đàn áp ⇒ 1864 cuộc khởi nghĩa thất bại.

- 1898 diễn ra cuộc vận đọng duy tân.

- phong trào phát triển chủ yếu trong tầng lớp quan lại, sĩ phu tiến bộ.

- Do vấp phải sự chống đối của phái thủ cựu ⇒ phong trào chỉ diễn ra trong khoảng 100 ngày

- Năm 1899 bùng nổ ở Sơn Đông lan sang Trực Lệ, Sơn Tây.

- Nghĩa quân tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh, bị liên quân 8 nước đế quốc tấn công nên thất bại

Kết quả

- Thất bại

- Là một cuộc khởi nghĩa nông dân mang tính tự phát.

- Thất bại.

- Là một cuộc vận động duy tân theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Thất bại.

- Là phong trào yêu nước chống đế quốc, chống phong kiến.

Nhận xét

- Các phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

+ Diễn ra sôi nổi, liên tục, quyết liệt; lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

+ Sự bùng nổ và phát triển của các phong trào này đã thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc của nhân dân Trung Quốc và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này.

- Mặc dù diễn ra sôi nổi, song, các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc đều lần lượt thất bại, do:

+ Tương quan lực lượng quá chênh lệnh (các nước đế quốc có ưu thế vượt trội hơn hẳn về vũ khí, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh; mặt khác họ còn cấu kết với lực lượng phong kiến Mãn Thanh đầu hàng để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân,...).

+ Các phong trào đấu tranh diễn lẻ tẻ, tự phát.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Lược đồ phong trào Nghĩa Hòa đoàn

3. Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi 1911

a. Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội

* Sự thành lập:

+ Cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời và ngày càng lớn mạnh. Giai cấp tư sản tgq bị các nước đế quốc và chính quyền phong kiến Mãn Thanh chèn ép, kìm hãm => Họ đã tìm cách tập hợp nhau lại trong các tổ chức chính trị.

+ Đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước chống đế quốc, phong kiến của nhân dân Trung Quốc phát triển mạnh.

⇒ Tôn Trung Sơn đã tập hợp với những người đứng đầu các tổ chức cách mạng trong nước để thống nhất thành một chính đảng => Tháng 8/1905, tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội ra đời.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Tôn Trung Sơn

* Cương lĩnh chính trị : học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc).

* Mục tiêu đấu tranh: đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, giành ruộng đất cho dân cày.

* Lực lượng tham gia: trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, công – nông,…

b. Cách mạng Tân Hợi (1911)

* Nguyên nhân:

- Nguyên nhân sâu sa: mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với đế quốc xâm lược và phong kiến đầu hàng ngày càng sâu sắc.

- Nguyên nhân trực tiếp: chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” (tháng 5/1911).

* Diễn biến chính:

- 10/10/1911, khởi nghĩa Vũ Xương → thắng lợi, lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung.

- 29/12/1911, Trung Hoa Dân quốc được thành lập.

- 6/3/1912, Viên Thế Khải nhậm chức Đại Tổng thống của Trung Hoa Dân quốc => cách mạng chấm dứt, các thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm chính quyền.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

* Ý nghĩa:

- Lật đổ chính quyền Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc.

- Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.

- Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở 1 số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).

* Tính chất: cách mạng tư sản không triệt để.

* Hạn chế:

- Không thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến.

- Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.