IMG-LOGO

Câu hỏi:

23/12/2021 673

Sự kiện nổi bật nào diễn ra ở Campuchia năm 1884?

A. Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng

B. Chính phủ Campuchia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp

Đáp án chính xác

C. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước

D. Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp Việt Nam

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án: B

Giải thích: Mục…4….Trang…22…..SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Campuchia trong những năm 1861 – 1892 là Hoàng thân

Xem đáp án » 23/12/2021 2,534

Câu 2:

Người chủ trương mở cửa buôn bán với bên ngoài từ giữa thế kỉ XIX ở Vương quốc Xiêm là vua

Xem đáp án » 23/12/2021 717

Câu 3:

Năm 1887, đường xe điện được xây dựng sớm nhất Đông Nam Á tại nước nào?

Xem đáp án » 23/12/2021 554

Câu 4:

Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây, nhất là

Xem đáp án » 23/12/2021 495

Câu 5:

Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa của Pucômbô bao gồm

Xem đáp án » 23/12/2021 485

Câu 6:

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha (1861 - 1892) ở Campuchia là

Xem đáp án » 23/12/2021 483

Câu 7:

Đến đầu thế kỉ XX, Vương quốc Xiêm là

Xem đáp án » 23/12/2021 481

Câu 8:

Những biện pháp cải cách của Ra-ma V (bãi bỏ chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng người lao động, xóa bỏ nghĩa vụ lao dịch 3 tháng, giảm nhẹ thuế ruộng) đã có tác dụng tích cực đối với

Xem đáp án » 23/12/2021 424

Câu 9:

Những cải cách ở Xiêm từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đều theo khuôn mẫu của

Xem đáp án » 23/12/2021 420

Câu 10:

Cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của Hoàng thân Sivôtha ở Campuchia cuối thế kỉ XIX nổ ra mạnh nhất ở đâu?

Xem đáp án » 23/12/2021 411

Câu 11:

Ông vua nào ở Campuchia buộc phải chấp nhận quyền bảo hộ của thực dân Pháp?

Xem đáp án » 23/12/2021 410

Câu 12:

Năm 1864, nghĩa quân của Acha Xoa đã chiếm được vùng đất nào ở Campuchia?

Xem đáp án » 23/12/2021 390

Câu 13:

Kết quả lớn nhất mà cuộc khởi nghĩa Phacađuốc ở Lào mang lại là

Xem đáp án » 23/12/2021 388

Câu 14:

Chính sách ngoại giao đã đưa đến hậu quả gì cho nước Xiêm?

Xem đáp án » 23/12/2021 380

Câu 15:

Chính sách đối nội mà vua Ra-ma V thực hiện để đưa nước Xiêm phát triển không phải là

Xem đáp án » 23/12/2021 354

LÝ THUYẾT

1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á

a. Nguyên nhân:

- Để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhu cầu về thị trường, thuộc địa và nhân công đặt ra cho các nước tư bản phương Tây ngày càng bức thiết => các nước này đẩy mạnh việc bành trướng, xâm lược thuộc địa.

- Các nước Đông Nam Á:

+ vị trí địa lí chiến lược quan trọng.

+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân công dồi dào.

+ Chế độ phong kiến ở các nước lâm vào khủng hoảng.

→ Các nước Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây.

b. Quá trình xâm lược.

- Từ thế kỉ XV – XX, thực dân phương Tây từng bước xâm nhập và hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á.

c. Kết quả:

- Inđônêxia – thuộc địa của thực dân Hà Lan.

- Philippin – thuộc địa của Tây Ban Nha, sau đó là Mĩ.

- Miến Điện, Mã lai – thuộc địa của thực dân Anh.

- Ba nước Đông Dương – thuộc địa của thực dân Pháp.

- Xiêm trở thành “vùng đệm” của Anh và Pháp.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

2. Phong trào chống thực dân Hà lan của nhân dân Inđônexia.

a. Nguyên nhân:

- Mâu thuẫn giữa nhân dân Inđônêxia với thực dân Hà lan ngày càng sâu sắc => làm bùng nổ nhiều phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc

b. Các phong trào đấu tranh tiêu biểu:

- Cuối thế kỉ XIX, hàng loạt phong trào đấu tranh yêu nước đã diễn ra:

+ Cuộc khởi nghĩa của nhân dân A-chê (10/1873).

+ Khởi nghĩa của nông dân do Sa-min lãnh đạo (1890).

- Đầu thế kỉ XX, hai khuynh hướng cứu nước (dân chủ tư sản và vô sản) cùng tồn tại song song trong phong trào yêu nước của nhân dân Inđônêxia.

+ Phong trào công nhân sớm hình thành với sự ra đời của các tổ chức: Hiệp hội công nhân đường sắt (1905), Hiệp hội công nhân xe lửa (1908),...

+ Giai cấp tư sản dân tộc ngày càng lớn mạnh, tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu => đóng vai trò nhất định trong phong trào yêu nước ở Inđônêxia vào đầu thế kỉ XX.

3. Phong trào chống thực dân ở Phi-lip-pin.

a. Đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha

* Nguyên nhân :

- Thực dân Tây Ban Nha đặt ách thống trị trên 300 năm ở Philíppin, khai thác bóc lột triệt để tài nguyên và sức lao động => Mâu thuẫn giữa nhân dân Philíppin và thực dân Tây Ban Nha ngày càng gay gắt dẫn đến sự bùng nổ của các phong trào đấu tranh.

* Phong trào đấu tranh tiêu biểu:

- Khởi nghĩa ở Ca-vi-tô (1872).

- Vào những năm 90 của thế kỉ XIX, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Philíppin xuất hiện 2 xu hướng chính trong phong trào giải phóng dân tộc: xu hướng cải cách và xu hướng bạo động.

 

Xu hướng cải cách

Xu hướng bạo động

Lãnh đạo

Tổ chức “Liên minh Philippin” đứng đầu là Hô-xê Ri-dan

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Tổ chức “Liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân” - đứng đầu là Bô-ni-Pha-xi-ô

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Lực lượng tham gia

- Trí thức yêu nước, địa chủ, tư sản tiến bộ, một số hộ nghèo,...

- Nông dân, dân nghèo thành thị,...

Hình thức đấu tranh

Đấu tranh ôn hòa

Khởi nghĩa, vũ trang tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa tháng 8/1896

Chủ trương đấu tranh

Tuyên truyền, khơi dậy ý thức dân tộc, đòi quyền bình đẳng với người Tây Ban Nha.

Đấu tranh lật đổ ách thống trị của Tây Ban Nha, xây dựng quốc gia độc lập.

Kết quả, ý nghĩa

- Thất bại.

- Có ý nghĩa quan trọng trong việc thức tỉnh, tinh thần dân tộc của nhân dân, chuẩn bị tư tưởng cho cao trào cách mạng sau này

- Khởi nghĩa tháng 8/1896 đã giải phóng nhiều vùng, thành lập được chính quyền nhân dân.

- Sau khi Bô-ni Pha-xi-ô bị sát hại, tổ chức “Liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân” dần tan rã.

b. Phong trào đấu tranh chống Mĩ:

+ Năm 1898 Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha hất cẳng Tây Ban Nha và chiếm Philíppin.

+ Nhân dân Philíppin anh dũng chống Mĩ đến năm 1902 thất bại.

⇒ Philíppin trở thành thuộc địa của Mĩ.

4. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia

a. Nguyên nhân

- Từ năm 1884, Campuhia trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Ách thống trị nô dịch tàn bạo, hà khắc và phản động của thực dân Pháp đã khiến cho mâu thuẫn giữa nhân dân Campuchia và Pháp ngày càng sâu sắc.

⇒ Nhiều phong trào đấu tranh yêu nước đã diễn ra.

b. Phong trào đấu tranh tiêu biểu:

- Khởi nghĩa của hoàng thân Si-vô-tha (1861 – 1892).

- Khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 – 1866).

- Khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866 – 1867).

c. Kết quả: Thất bại.

⇒ Nguyên nhân thất bại:

- Tương quan lực lượng quá chênh lệch (Pháp có ưu thế hơn về vũ khí, kĩ thuật,...)

- Các phong trào diễn ra lẻ tẻ, tự phát.

5. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX

a. Nguyên nhân

- Từ năm 1893, Lào trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Ách thống trị nô dịch tàn bạo, hà khắc và phản động của thực dân Pháp đã khiến cho mâu thuẫn giữa nhân dân Lào và Pháp ngày càng sâu sắc.

⇒ Nhiều phong trào đấu tranh yêu nước đã diễn ra.

b. Phong trào đấu tranh tiêu biểu:

- Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc (1901 – 1903).

- Khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam (1901 – 1937).

c. Kết quả: Thất bại.

- Tương quan lực lượng quá chênh lệch (Pháp có ưu thế hơn về vũ khí, kĩ thuật,...)

- Các phong trào diễn ra lẻ tẻ, tự phát.

6. Xiêm giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

- Từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, trước sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước phương Tây, Xiêm đã tiến hành công cuộc cải cách đất nước.

* Công cuộc cải cách đất nước ở Xiêm

- Diễn ra ở Xiêm dưới thời kì trị vì của vua Rama IV và Rama V.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

- Cải cách được tiến hành trên nhiều lĩnh vực, theo hình mẫu các nước phương Tây.

+ Chính trị: thiết lập nền quân chủ lập hiến, bên cạnh nhà vua còn có hội đồng nhà nước – đóng vai trò như 1 cơ quan tư vấn, khởi thảo pháp luật,..

+ Kinh tế: xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ; khuyến khích tư nhân trong và ngoài nước bỏ vốn kinh doanh,..

+ Quân đội được trang bị và huấn luyện theo kiểu phương Tây.

+ Ngoại giao: thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo (“ngoại giao cây tre”).

⇒ Kết quả:

- Xiêm giữ được độc lập tương đối về chính trị.

- Đưa Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

⇒ Tính chất: cách mạng tư sản chưa triệt để.