Tự liên hệ bản thân, em đã biết giữ chữ tín hay chưa. Hãy nêu những việc làm của em thể hiện giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín trong cuộc sống.
- Bản thân em chưa biết giữ chữ tín.
- Những việc làm thể hiện việc chưa giữ chữ tín của em:
+ Hứa sẽ đến học nhóm cùng với bạn A nhưng do mải xem phim nên không đến
+ Đến trễ giờ so với thời gian đã hẹn
+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao muộn hơn thời gian quy định
+ ….
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
CHIẾC VÒNG BẠC
Hồi ở Pác Bó, Bác Hồ sống rất chan hoà với mọi người. Một hôm được tin Bác đi công tác xa, một trong những em bé thường ngày quần quýt bên Bác chạy đến cầm tay Bác thưa:
- Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng bạc nhé! Bác cúi xuống nhìn em bé âu yếm, xoa đầu em khẽ nói:
- Cháu ở nhà nhớ ngoan ngoãn, khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu.
Nói xong Bác vẫy chào mọi người ra đi. Hơn hai năm sau Bác quay trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác. Ai cũng vui mùng xúm xít hỏi thăm sức khoẻ Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa. Bỗng Bác mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé - bây giờ đã là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói:
- Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm được, đó là “chữ tín”. Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người.
a) Vì sao Bác Hồ vẫn nhớ và tặng em bé chiếc vòng bạc?
Em hãy kể lại một tấm gương tiêu biểu về giữ chữ tín ở trường mình. Em học tập được điều gì qua tấm gương đó?
Em hãy nêu 5 hành vi giữ chữ tín và 5 hành vi không giữ chữ tín trong cuộc sống.
Hành vi giữ chữ tín |
Hành vi không giữ chữ tín |
1. 2. 3. 4. 5. |
1. 2. 3. 4. 5. |
Có ý kiến cho rằng, giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa, còn làm được hay không lại là chuyện khác. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Để giữ chữ tín, học sinh cần rèn luyện những hành vi, thói quen nào sau dây?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Phân biệt được đâu là hành vi giữ chữ tín và đâu là hành vi không giữ chữ tín.
B. Học tập và noi gương những người biết giữ chữ tín.
C. Bỏ qua những điều đã hứa nếu thấy bất lợi cho bản thân.
D. Thật thà, trung thực và tôn trọng người khác.
E. Biết tôn trọng danh dự của bản thân.
G. Luôn hứa hẹn để mọi người tin mình.
H. Suy nghĩ kĩ về khả năng thực hiện trước khi đưa ra lời hứa với người khác.
Để giữ chữ tín với mọi nguời xung quanh, em cần phải làm gì? Giải thích vì sao em làm như vậy.
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
Em hãy tìm những câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ về giữ chữ tín. Em thích nhất câu nào trong những câu đó? Hãy giải thích vì sao.
K thường xuyên đi học muộn. Cô giáo chủ nhiệm đã nhắc nhở nhiều lần nhưng K vẫn không thay đổi, nên cô đã yêu cầu K phải làm bản cam kết có ý kiến của phụ huynh. Trong bản cam kết, K hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa. Nhưng chỉ được mấy ngày, K lại đi học muộn như trước.
a) Em nhận xét thế nào về biểu hiện, việc làm của bạn K?
Cuộc sống của gia đình bạn D còn nhiều khó khăn vì công việc của mẹ không ổn định, còn bố thì có thu nhập thấp. Vì thế, D không bao giờ đòi hỏi bố mẹ mua sắm gì cho mình. Thấy D đi học bằng chiếc xe đạp quá cũ, thường xuyên hỏng nên bố của D rất thương D, bố hứa trước Tết sẽ mua cho D chiếc xe đạp mới. Biết hoàn cảnh nhà mình nghèo khó nên D cũng không còn nghĩ bố sẽ mua xe đạp cho mình, mặc dù bạn rất muốn có xe khác để đi cho đỡ khổ. Nhưng rồi, vào một chiều chủ nhật bố của D đã mua cho D chiếc xe đạp mới.
Em có suy nghĩ thế nào về lời hứa và việc làm của bố bạn D?
Biểu hiện nào dưới đây là giữ chữ tín?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết, mỗi hình ảnh nói lên điều gì về giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín?