Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức với các sáng tác thấm đượm tinh thần dân chủ, cách mạng là
A. Bét-tô-ven
B. Mô-da
C. La Phông-ten
D. Mô-li-e
Bét-tô-ven - nhà soạn nhạc thiên tài người Đức. Các sáng tác của ông thấm đượm tinh thần dân chủ, cách mạng, trong đó nổi tiếng là các bản giao hưởng số 3, số 5, số 9.
Đáp án cần chọn là: A
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Những tư tưởng mới của các nhà Triết học Ánh sáng Pháp ở thế kỉ XVII – XVIII có tác động như thế nào sự phát triển của lịch sử nước Pháp?
Trong buổi đầu thời cận đại, những lĩnh vực nào có vai trò quan trọng, tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến?
Những thành tựu văn hóa buổi đầu thời cận đại có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của lịch sử nhân loại?
Bản giao hưởng số 3, số 5, số 9 là tác phẩm nổi tiếng của nhà soạn nhạc nào thời kì cận đại?
Cuộc đấu tranh đầu tiên trên lĩnh vực tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại tư tưởng bảo thủ của giáo hội Thiên chúa là
Tại sao những thành tựu văn hóa buổi đầu thời cận đại lại phát triển mạnh ở châu Âu?
Coóc-nây (1606 – 1684) là đại biểu xuất sắc cho nền văn học nào?
Công trình nghệ thuật kiến trúc đặc sắc được hoàn thành vào năm 1708 là
Vở ôpêra Con đầm pích, các vở balê Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng,... là các tác phẩm nổi tiếng của
1. Sự phát triển của văn hóa trong buổi đầu thời cận đại
a. Điều kiện lịch sử
- Từ giữa thế kỉ XVI, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển.
- Giai cấp tư sản đang lên có thế lực về kinh tế song không có quyền lực về chính trị - xã hội
- Giáo lí Ki-tô và chế độ phong kiến chuyên chế kìm hãm nặng nề sự phát triển cả xã hội.
⇒ Các cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa – tư tưởng của giai cấp tư sản đã diễn ra.
b. Thành tựu tiêu biểu
Lĩnh vực |
Tác giả/Tác phẩm tiêu biểu |
Văn học |
- Phương Tây: Xuất hiện những nhà tư tưởng tiến bộ, những nhà văn, thơ, nhà viết kịch nổi tiếng. + Cooc-nây (1606 - 1684) bi kịch cổ điển Pháp. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là vở kịch Lơ-xít (1636),...
+ La Phông-ten (1621 - 1695) là nhà thơ ngụ ngôn Pháp. Các tác phẩm nổi tiếng của ông phải kể đến: con cáo và chùm nho xanh, đeo lục lạc cho mèo,... + Mô-li-e (1622 - 1673) là người mở đầu cho nền hài kịch cổ điển Pháp. Một trong những tác phẩm của ông là vở kịch: trưởng giả học làm sang,...
- Phương Đông: + Nhà văn Tào Tuyết Cần là tác giả của tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng – một trong “tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc thời phong kiến.
|
Âm nhạc |
- Bét tô ven với các sáng tác thấm đượm tinh thần dân chủ cách mạng. - Mô-da có nhiều cống hiến cho nghệ thuật hợp xướng. |
Hội họa |
- Rem-bran (1606-1669) – Họa sĩ, nhà đồ họa Hà Lan nổi tiếng thế giới về vẽ chân dung, phong cảnh.
|
Tư tưởng |
- Trào lưu Triết học Ánh sáng thế kỉ XVII - XVIII ở Pháp, tiêu biểu như: + Mông-te-xki-ơ (1689 - 1755) + Vôn-te (1694 - 1778). + G. Rút-tô (1712 - 1778) |
c. Vai trò: tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản.
2. Những thành tựu của văn học – nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
a. Bối cảnh lịch sử
- Sự thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến
- Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
- Các nước tư bản phương Tây:
+ Tăng cường bóc lột nhân dân trong nước.
+ Đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa.
b. Thành tựu văn học - nghệ thuật
* Văn học
Nội dung thể hiện |
Tác giả/tác phẩm tiêu biểu |
|
Văn học phương Tây |
- Mặt trái trong xã hội tư bản. - Tình cảnh bần cùng của nhân dân lao động nghèo khổ. - Lòng đồng cảm, yêu thương với con người. |
- Vích-to Huy-gô với các tiểu thuyết nổi tiếng: + Những người khốn khổ. + Nhà thờ Đức bà Pa-ri. - Ban-dắc với tiểu thuyết: Tấn trò đời,...
|
Văn học phương Đông |
- Cuộc sống khổ cực của nhân dân dưới ách thực dân, phong kiến. - Lòng yêu nước, ý chí anh hùng, quật khỏi trong đấu tranh cho độc lập, tự do. |
- Lỗ Tấn với các tác phẩm: + AQ chính truyện. + Nhật kí người điên.
- Nhà thơ Ta-go với các tác phẩm: + Thơ dâng (đạt giải No-ben văn học năm 1913). + Mùa hái quả,...
|
b. Nghệ thuật
- Kiến trúc: Cung điện Véc xai được hoàn thành vào năm 1708; Bảo tàng Anh; Viện bảo tàng Ec-mi-ta-giơ; Bảo tàng Lu-vrơ (Pa-ri-Pháp), là bảo tàng bằng hiện vật lớn nhất thế giới.
Cung điện Véc-xai (Pháp)
- Hội hoạ: họa sĩ Van Gốc (Hà Lan) với tác phẩm Hoa hướng dương, Phu-gita (Nhật Bản), Pi-cát-xô (Tây Ban Nha)... Lê-vi-tan (Nga)
Bức tranh “Mùa thu vàng” của họa sĩ Levitan
- Âm nhạc: Trai-cốp-ki với Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng
c. Tác dụng: phản ánh hiện thực xã hội, mong ước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn.
3. Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học từ giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Đại diện tiêu biểu |
Nội dung tư tưởng |
|
Chủ nghĩa xã hội không tưởng |
- Xanh Xi-mông - Phu-ri-ê - Ô-oen,... |
Mong muốn xây dựng một xã hội không có chế độ tư hữu, không có áp bức bóc lột, nhân dân làm chủ các phương tiện sản xuất của mình. |
Triết học cổ điển Đức |
- Phoi-ơ-bách |
Các thời kì lịch sử của xã hội loài người không hề phát triển mà chỉ có sự khác nhau do sự thay đổi tôn giáo |
Kinh tế chính trị tư sản học (cổ điển) |
- A-đam Xmit - Ri-các-đô |
- Đưa ra lí luận về giá trị lao động, tuy nhiên, chỉ nhìn thấy mối quan hệ giữa vật với vật (hàng hóa này đổi lấy hàng hóa khác), chưa nhìn thấy mối quan hệ giữa người với người đằng sau sự trao đổi hàng hóa đó. |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
- C.Mác - Ph.Ăng-ghen |
- Nội dung học thuyết gồm bao gồm 3 bộ phận chính: + Triết học. + Kinh tế - chính trị học. + Chủ nghĩa xã hội khoa học. * Điểm khác so với chủ nghĩa xã hội không tưởng: - Xây dựng học thuyết của mình trên quan điểm, lập trường giai cấp công nhân, thực tiễn đấu tranh của phong trào cách mạng vô sản thế giới. |