Đây là câu văn nổi tiếng của nhà văn nào: “Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”?
A. Lỗ Tấn
B. Ban-dắc
C. Ra-bin-đra-nát Ta-go
D. Vích-to Huy-gô
Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, với các tác phẩm lớn như: Nhật kí người điên, AQ chính truyện,… Câu văn: “kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi…” trong tác phẩm “Cố hương”. Đây là một truyện ngắn hay và xúc động. Nó man mác một tình quê vơi đầy. Nó ghi lại một cách chân thực, cảm động ký ức tuổi thơ; phản ánh số phận những con người quê hương với bao nỗi buồn thương và hi vọng
Đáp án cần chọn là: A
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Văn học phương Đông thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX chủ yếu phản ánh vấn đề gì?
Nội dung phản ánh trong các tác phẩm của Mác Tuên thời kì cận đại là gì?
Mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản đã dẫn đến cuộc đấu tranh của
Đầu thế kỉ XX, để giải quyết những mâu thuẫn xung quanh vấn đề thuộc địa, các nước đế quốc đã
Chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền vào thời gian nào?
Cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức cuộc vận động thống nhất đất nước là
Cuộc cách mạng tư sản nào đặt dưới sự lãnh đạo của liên minh giữa tư sản và quý tộc mới?
Cuộc cách mạng tư sản nào dưới đây diễn ra dưới hình thức chiến tranh giành độc lập?
Một điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản khi chuyển sang giai đoạn độc quyền là
Cơ sở dẫn tới sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học là
1. Những kiến thức cơ bản
Những nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại:
* Thứ nhất: Sự bùng nổ và giành thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản.
- Từ giữa thế kỉ XVI đến những năm 70 của thế kỉ XIX, hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản diễn ra liên tiếp, dồn dập dưới nhiều hình thức khác nhau, ở nhiều nơi trên thế giới. Tiêu biểu như:
+ Cách mạng Hà Lan (1566 - 1648).
+ Cách mạng tư sản Anh (1642 - 1688).
+ Đấu tranh giành độc lập của mười ba thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (1775 - 1783).
+ Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1799).
+ Đấu tranh thống nhất nước Đức (1864 - 1871).
+ Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản (1868)....
- Đến những năm 70 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã trở thành một hệ thống thế giới, trải dài qua nhiều châu lục Á – Âu – Mĩ.
Lược đồ Chủ nghĩa tư bản từ thế kỉ XVI - 1914
* Thứ hai: cuộc cách mạng công nghiệp.
- Sự xuất hiện và phát triển nhanh, mạnh của cách mạng công nghiệp đã đưa đến sự chuyển biến quan trọng trong đời sống xã hội loài người. Đó là sự chuyển biến từ nền văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.
* Thứ ba: Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
* Thứ tư: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, một số nước TBCN chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa và tăng cường xâm chiếm thuộc địa. Ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân đã khiến cho mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc và chính quyền thực dân xâm lược ngày càng sâu sắc => làm bùng nổ nhiều phong trào đấu tranh.
* Thứ năm: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
Lược đồ Chiến tranh thế giới thứ nhất
* Thứ sáu: Trên các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật, văn học – nghệ thuật đạt được nhiều thành tựu.
2. Nhận thức đúng đắn những vấn đề chủ yếu
* Thứ nhất, nhận thức đúng về bản chất của các cuộc cách mạng tư sản.
- Điểm chung ở tất cả các cuộc cách mạng tư sản là:
+ Nguyên nhân sâu xa: mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuấ tư bản chủ nghĩa và quan hệ sản xuất phong kiến.
+ Mục đích: lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
+ Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản dù ở mức độ khác nhau, nhưng đều tạo cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
* Thứ hai, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX). Chủ nghĩa đế quốc có đặc trưng riêng, nhưng không thay đổi bản chất của chủ nghĩa tư bản mà làm cho các mâu thuẫn nảy sinh thêm
* Thứ ba, phong trào công nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ.
- Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Mâu thuẫn này ngày càng gay gắt => bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh của công nhân.
- Phong trào đấu tranh của công nhân phát triển từ “tự phát” đến “tự giác” và là cơ sở cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
* Thứ tư, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.
- Việc xâm chiếm thuộc địa của các nước tư bản đã dẫn đến hai mâu thuẫn:
+ Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước thực dân, đế quốc xâm lược => làm bùng nổ các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vẫn đề thuộc địa ⇒ là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất.