Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Khoa học Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Chương 2: Chất quanh ta - Bộ Kết nối tri thức

Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Chương 2: Chất quanh ta - Bộ Kết nối tri thức

Bài 9: Sự đa dạng của chất - SBT KHTN 6

  • 1698 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Em hãy quan sát hình 9:

Bài 9. Sự đa dạng của chất

Liệt kê một số vật thể có trong hình 9, phân loại vật thể đó và kể tên một số chất có trong vật thể đó theo bảng mẫu sau đây:

Em hãy quan sát hình 9, Liệt kê một số vật thể có trong hình 9 (ảnh 1)

Xem đáp án

Lời giải:

Vật thể

Phân loại

Chất

Vật sống/ vật không sống

Tự nhiên/ Nhân tạo

Con thuyền

Vật không sống

Nhân tạo

Gỗ, sắt

Con sông

Vật không sống

Tự nhiên

Nước,...

Cây cối

Vật sống

Tự nhiên

Xenlulozo, diệp lục,...

Không khí

Vật không sống

Tự nhiên

Khí nitrogen, khí oxygen,...

Con người

Vật sống

Tự nhiên

Nước, chất béo, chất đạm, chất xơ,...

Con chim

Vật sống

Tự nhiên

Nước, muối khoáng, chất béo, chất đường,...


Câu 3:

Hãy kể tên hai vật thể được làm bằng :

a) Sắt                    b) Nhôm                        c) Gỗ

Xem đáp án

Lời giải:

a) Hai vật thể được làm từ sắt:dao, nồi, ấm,...

b) Hai vật thể được làm từ nhôm: chậu, thìa, cửa,...

c) Hai vật thể được làm từ gỗ: bàn, cửa, ghế,...


Câu 4:

Hãy liệt kê các tính chất vật lí và tính chất hóa học của sắt có trong đoạn văn sau:” Sắt là chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Ở thủ đô Delhi (Ấn Độ) có một cột sắt với thành phần gần như chỉ chứa chất sắt, sau hàng trăm năm,dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt vẫn không hề bị gỉ sét.Trong khi đó,để đồ vật có chứa sắt như đinh, búa,dao,...ngoài không khí ẩm một thời gian sẽ thấy xuất hiện lớp gỉ màu nâu, xốp, không có ánh kim”

 

Xem đáp án

Lời giải:

Tính chất vật lí của sắt: Sắt là chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt

Tính chất hóa học của sắt: Nếu sắt nguyên chất (cột sắt ở Delhi) trong thời tiết khắc nghiệt không bị gỉ nhưng nếu sắt không nguyên chất (đinh, dao, búa,...) để lâu trong không khí ẩm, sẽ biến thành gỉ sắt màu nâu, xốp, không có ánh kim.


Câu 5:

Chuẩn bị 3 cây nến nhỏ

a) Cho một cây nến vào nước. Nhận xét khả năng tan trong nước của nến.

b) Cho một cây nến vào một cốc thủy tinh,đặt trong một nồi chứa nước và đun trên bếp đến khi nước sôi (cẩn thận kẻo nóng). Quan sát hiện tượng trong cốc và hãy cho biết đây là sự biến đổi vật lí hay hóa học.

c) Cây còn lại mang đốt.Quan sát sự thay đổi kích thước của cây nến.Sự thay đổi đó thể hiện sự biến đổi vật lí hay biến đổi hóa học?

Xem đáp án

Lời giải:

a) Khi cho cây nến vào nước ta thấy nến không  tan trong nước 

b) Khi đun sôi có hiện tượng nến bị chảy, đây là hiện tượng vật lí: nến nóng chảy bởi nhiệt.

c) Khi mang nến đi đốt, nến cháy và kích thước cây nến sẽ giảm dần. Trong quá trình đó diễn ra 2 hiện tượng: hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.

- Hiện tượng vật lí: biến đổi về trạng thái cây nến nhưng không thay đổi chất ban đầu của cây nến ( từ rắn thành lỏng rồi thành hơi)

- Hiện tượng hóa học: giai đoạn hơi nến cháy trong không khí chứa oxygen tạo thành carbon dioxide và hơi nước (giai đoạn đó nến đã chuyển thành chất khác là hiện tượng biến đổi hóa học)


Bắt đầu thi ngay