Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại - SBT Lịch sử 6 Bộ Cánh Diều
-
1888 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hai con sông có tác động đến sự hình thành nền văn minh Lưỡng Hà là
Đáp án: A
Giải thích: Hai con sông có tác động đến sự hình thành nền văn minh Lưỡng Hà là sông Ti-grơ và sống ơ-phrát (SGK – trang 26).
Câu 2:
Sự thống nhất các công xã đã dẫn đến sự ra đời của nhà nước
Đáp án: C
Giải thích: Sự thống nhất các công xã đã dẫn đến sự ra đời của nhà nước Ai Cập (vào khoảng năm 3200 TCN, Mê-nét đã thống nhất các công xã thành lập nhàn nước Ai Cập. Đứng đầu nhà nước là Pha-ra-ông).
Câu 3:
Các nhà nước thành bang ở Lưỡng Hà ra đời vào khoảng
Đáp án: D
Giải thích: Các nhà nước thành bang ở Lưỡng Hà ra đời vào khoảng cuối thiên niên kỉ IV TCN (SGK – trang 28).
Câu 4:
Công trình kiến trúc nổi tiếng của cư dân Lưỡng Hà là
Đáp án: B
Giải thích: Công trình kiến trúc nổi tiếng của cư dân Lưỡng Hà là Vườn treo Ba-bi-lon (SGK – trang 29).
Câu 5:
Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà có điểm chung nào về thành tựu văn hoá?
Đáp án: A
Giải thích: Điểm chung trong đời sống tinh thần của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà là: tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên, ví dụ: thần Mặt Trời, thần sông Nin,…
Câu 6:
Những thành tựu văn hoá nào của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại còn tồn tại đến ngày nay? Em có ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?
- Những thành tựu văn hóa của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại còn tồn tại đến ngày nay là:
+ Kim Tự Tháp, tượng Nhân sư, xác ướp, các kiến thức về hình học…(Ai Cập)
+ Bộ luật Ha-mu-ra-bi; hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở… (Lưỡng Hà).
- Em ấn tượng nhất với thành tựu: Kim Tự Tháp của cư dân Ai Cập cổ đại, vì: đây là công trình kiến trúc vĩ đại, đồ sộ, trường tồn với thời gian; thể hiện tài năng và sự lao động miệt mài của cư dân Ai Cập; mặt khác, hiện nay nhiều điều bí ẩn về Kim tự tháp vẫn còn là những thách thức đòi hỏi chúng ta cần phải tìm tòi, khám phá.
Câu 8:
Quan sát các hình ảnh dưới đây, hãy cho biết sự khác nhau giữa chữ viết của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.
- Sự khác nhau iữa chữ viết của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại:
+ Cư dân Ai Cập viết chữ trên giấy được làm từ thân cây Pa-pi-rút.
Câu 9:
Quan sát hình ảnh dưới đây và qua thông tin tìm hiểu được, hãy cho biết những nét chính về quyền lực của Pha-ra-ông ở Ai Cập cổ đại. Em có nhận xét gì về quyền lực đó?
- Ở Ai Cập cổ đại, Pha-ra-ông là người đứng đầu nhà nước, có quyền lực tối cao, là người ban hành luật pháp, chỉ huy quân đội, là người sở hữu tối cao của tất cả đất đai; Pha-ra-ông cũng được người dân tôn kính như một vị thần.