Bài 3: Nguồn gốc loài người - Bộ cánh diều
-
1218 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
1. Quan sát sơ đồ hình 3.1 và cho biết quá trình tiến hóa từ vượn thành người trên Trái Đất. Nêu đặc điểm tiến hóa về cấu tạo cơ thể của: vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn.
2. Những phát hiện khảo cổ về “Người Nê-an-đéc-tan” (hình 3.2), “cô gái lu-cy” (hình 3.3) có ý nghĩa như thế nào trong việc giải thích nguồn gốc và quá trình tiến hóa của loài người?
1. * Quá trình tiến hóa từ vượn người thành người trên Trái Đất: Vượn người => Người tối cổ => Người tinh khôn (còn gọi là: người hiện đại).
* Đặc điểm hình thể của: Vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn:
|
Vượn cổ |
Người tối cổ |
Người tinh khôn |
Thời gian xuất hiện |
Khoảng 5- 6 triệu năm trước đây. |
Khoảng 4 triệu năm trước đây. |
Khoảng 150.000 năm trước. |
Cấu tạo cơ thể |
- Có thể đứng và đi bằng hai chi sau, còn hai chi trước được giải phóng để cầm nắm, hái hoa quả và tìm kiếm thức ăn. - Thể tích hộp sọ trung bình: 400 cm3. |
- Hầu như hoàn toàn đi đứng bằng hai chân, tay tự do sử dụng công cụ, tìm kiếm thức ăn.
- Thể tích hộp sọ lớn (khoảng từ 650 cm3 đến 1200 cm3),… |
- Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như ngày nay (nên còn gọi là người hiện đại): xương cốt nhỏ, bàn tay khéo léo, hộp sọ và thể tích não phát triển, cơ thể gọn và linh hoạt,... - Thể tích hộp sọ lớn (khoảng 1400 cm3). |
2. - Những phát hiện khảo cổ về “Người Nê-an-đéc-tan” (hình 3.2), “cô gái lu-cy” (hình 3.3) có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích nguồn gốc và quá trình tiến hóa của loài người:
+ Di côt hóa thạch là bằng chứng quan trọng chứng minh sự tồn tại của loài người.
+ Thông qua việc giám định niên đại của di cốt hóa thạch có thể biết được thời gian xuất hiện của con người (một cách tương đối).
+ Thông qua việc phân tích hình dáng, cấu trúc xương, các nhà khoa học có thể mô phỏng/ phác họa lại những đặc điểm về mặt hình thể (ví dụ: hình dáng và thể tích hộp sọ; chiều cao…), hành vi (đi, đứng, cầm, nắm…) của con người.
Câu 2:
Hãy cho biết những dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á?
- Dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy tại nhiều nơi thuộc khu vực Đông Nam Á, ví dụ như:
+ Một số mẩu xương hóa thạch của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm được tìm thấy ở đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a).
+ Di cốt hóa thạch của người tối cổ còn được tìm thấy ở một số nơi: Pôn-a-vung (Mi-an-ma); hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Việt Nam)…
+ Bên cạnh di cốt hóa thạch, nhiều di chỉ đồ đá gắn với giai đoạn Người tối cổ cũng được tìm thấy ở: A-ny-át (Mi-an-ma); Lang Spi-an (Cam-pu-chia); An Kê, Núi Đọ, Xuân lộc (Việt Nam)…
Câu 3:
Quan sát lược đồ 3.4, hãy:
- Nêu một số dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam.
- Nhận xét về phạm vi phân bố của các dấu tích Người Tối cổ ở Việt Nam.
* Một số dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở Việt Nam:
- Ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) phát hiện răng hóa thạch Người tối cổ (có niên đại khoảng 400.000 – 300.000 năm trước).
- Ở núi Đọ (Thanh Hóa) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ có niên đại khoảng 400.000 năm trước.
- Ở An Khê (Gia Lai) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ có niên đại khoảng 800 000 năm trước.
- Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ có niên đại khoảng 40.000 – 30.000 năm trước.
* Nhận xét:
- Ở Việt Nam, các dấu tích Người tối cổ được tìm thấy trên phạm vi rộng, ở nhiều tỉnh/ thành phố trên cả nước. Điều này chứng tỏ, từ lâu đời, con người đã sinh sống và sinh hoạt ở trên mọi miền của đất nước Việt Nam
Câu 4:
Em hãy tóm tắt quá trình tiến hóa từ vượn người thành người trên Trái Đất.
- Khoa học, đặc biệt là Khảo cổ học và cổ sinh học, đã tìm được nhiều bằng chứng nói lên sự phát triển lâu dài từ động vật bậc thấp lên động vật bậc cao. Đỉnh cao của quá trình này là sự chuyển biến từ vượn thành người.
- Ở chặng đầu của quá trình tiến hóa, có một loài vượn cổ (vượn người), xuất hiện cách ngày nay khoảng 5-6 triệu năm, đã có thể đứng và đi bằng hai chân, dùng tay để cầm nắm, ăn hoa quả, củ, lá và cả động vật nhỏ. Xương hóa thạch của chúng được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á…
- Trên đà tiến triển, vượn cổ chuyển biến thành Người tối cổ, bắt đầu từ khoảng 4 triệu năm trước đây. Di cốt hóa thạch của Người tối cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Đông Nam Á… Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân. Đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, tìm kiếm thức ăn. Cơ thể của họ đã có nhiều biến đổi: tuy trán còn thấp và bợt ra sau, u mày còn nổi cao, nhưng hộp sọ đã lớn hơn so với vượn cổ (thể tích hộp sọ trung bình khoảng 650 cm3 đến 1200 cm3)… Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích của vượn trên cơ thể minh nhưng Người tối cổ đã là Người.
- Cách ngày nay khoảng 150.000 năm trước đây, con người hoàn thành quá trình tự cải biến mình, đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người, trở thành người tinh khôn (người hiện đại). Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như người ngày nay: xương cốt nhỏ hơn người tối cổ; bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt; hộp sọ và thể tích não phát triển; cơ thể họn và linh hoạt… di cốt hóa thạch của người tinh khôn được tìm thấy ở khắp các châu lục.
Câu 5:
Căn cứ vào những thông tin khảo cổ nào để khẳng định rằng, khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) là một trong những nơi con người xuất hiện từ rất sớm?
- Các nhà khoa học đã khẳng định rằng: khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam) là một trong những nơi con người xuất hiện từ rất sớm dựa trên cơ sở: các di cốt hóa thạch hoặc các dấu tích của Người tối cổ:
+ Một số mẩu xương hóa thạch của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm được tìm thấy ở đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a).
+ Di cốt hóa thạch của người tối cổ còn được tìm thấy ở một số nơi: Pôn-a-vung (Mi-an-ma); hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Việt Nam)…
+ Bên cạnh di cốt hóa thạch, nhiều di chỉ đồ đá gắn với giai đoạn Người tối cổ cũng được tìm thấy ở: A-ny-át (Mi-an-ma); Lang Spi-an (Cam-pu-chia); An Kê, Núi Đọ, Xuân lộc (Việt Nam)…
Câu 6:
Lấy chủ đề về những chiếc rìu đá đầu tiên của nhân loại (hình 3.5 và hình 3.6), hãy phát biểu cảm nghĩ của em về óc sáng tạo, tinh thần lao động cần mẫn, kiên trì của Người tối cổ
- Qua hình ảnh những chiếc rìu đá A-sơ-lin (được tìm thấy ở Pháp, có niên đại cách ngày nay khoảng 1,8 triệu năm) và rìu đá An Khê (được tìm thấy ở Việt Nam, có niên đại cách ngày nay khoảng 800.000 năm), có thể thây:
+ Người tối cổ đã có óc sáng tạo trong việc vận dụng đá để làm công cụ lao động.
+ Mặc dù, các công cụ mới chỉ được ghè/ đẽo thô sơ (ghè/ đẽo một mặt/ rìa của hòn đá) nhưng cho thấy Người tối cổ đã có những bước tiến bộ ban đầu so với loài vượn cổ (vượn cổ chưa biết chế tạo công cụ lao động).