Dựa vào thông tin trong SGK, tư liệu 18.1, 18.2 dưới đây và hoàn thành các nội dung:
(*) Học sinh điền các thông tin dưới đây vào phiếu học tập
- Nêu các sự kiện chính về diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ
=> Trả lời: Diễn biến chính
+ Tháng 11/1406, lấy cớ phù Trần, diệt Hồ, hơn 20 vạn quân Minh tiến vào Đại Ngu.
+ Sau thất bại ở biên giới, quân nhà Hồ lui về thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội) cố thủ.
+ Sau khi thành Đa Bang thất thủ (đầu năm 1407), nhà Hồ rút quân về Đông Đô (Hà Nội), sau đó lui về Tây Đô (Thanh Hóa).
+ Tháng 6/1407 Hồ Qúy Ly và các con bị bắt.
- Em hiểu câu nói của Hồ Nguyên Trừng như thế nào? Vì sao nhà Hồ thất bại trước cuộc xâm lược của nhà Minh?
=> Trả lời:
- Câu nói của Hồ Nguyên Trừng đã phản ánh: điều quan trọng nhất để kháng chiến thắng lợi đó là được sự ủng hộ của nhân dân, nếu lòng dân không theo thì có đánh cũng thất bại.
- Nguyên nhân thất bại:
+ Nhà Hồ không nhận được sự ủng hộ của nhân dân, không phát huy được sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc
+ Nhà Hồ không đề ra được đường lối kháng chiến đúng đắn, quá trú trọng xây dựng phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy.
- Câu nói của Nguyễn Trãi thể hiện điều gì?
=> Trả lời: câu nói của Nguyễn Trãi khẳng định vai trò quan trọng của khối đoàn kết toàn dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Năm 1400 đã diễn ra sự kiện quan trọng nào đối với nhà Hồ?
A. Vua Trần dời đô vào Thanh Hoá.
B. Hồ Quý Ly bắt đầu thực hiện cuộc cải cách.
C. Khởi nghĩa của nông dân và nô tì bùng nổ mạnh mẽ.
D. Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi, thành lập nhà Hồ.
Trong cải cách về chính trị, Hồ Quý Ly không thực hiện nội dung nào?
A. Củng cố chế độ quân chủ.
B. Tiếp tục chế độ thái thượng hoàng.
C. Cải tổ quy chế quan lại.
D. Lập lại kỉ cương.
Trong cải cách kinh tế của Hồ Quý Ly, mục đích của chính sách hạn điền, hạn nô là nhằm
A. hạn chế quyền lực của quý tộc Trần.
B. hạn chế quyền lực của quý tộc Hồ.
C. chia ruộng đất bình quân cho nông dân.
D. phát triển sản xuất nông nghiệp.
Điền thông tin vào ô trống dưới đây về những nội dung chính sách cải cách của Hồ Quý Ly.
- Em hãy viết một điều em thích/không thích về chính sách cải cách của Hồ Quý Ly.
- Nếu được góp ý cho Hồ Quý Ly, em sẽ đề nghị thực hiện thêm chính sách gì?
Cải cách nào của Hồ Quý Ly được đánh giá là chưa triệt để?
A. Chính sách hạn điền.
B. Chính sách hạn nô.
C. Cải cách tiền giấy.
D. Cải cách chế độ thi cử.
Dựa vào tư liệu 18.3 dưới đây, quan sát hình 18.2 - trang 78 trong SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST) và hoàn thành các nội dung:
- Tại sao thành nhà Hồ được xây dựng tại Thanh Hoá?
- Thành được xây dựng trong thời gian bao lâu? Kĩ thuật xây dựng là gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
Cải cách nào của Hồ Quý Ly được đánh giá là chưa triệt để?
A. Chính sách hạn điền.
B. Chính sách hạn nô.
C. Cải cách tiền giấy.
D. Cải cách chế độ thi cử.
Nhà Hồ thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh vì
A. vũ khí thô sơ.
B. lực lượng quân đội không mạnh.
C. không có người lãnh đạo giỏi.
D. không được nhân dân ủng hộ.
Giả sử em được thực hiện một cuộc phỏng vấn với Hồ Quý Ly. Hãy viết một câu em muốn hỏi Hồ Quý Ly, chia sẻ câu hỏi đó với bạn bè và ghi lại câu trả lời.
Câu hỏi: Hậu quả việc nhân dân chưa ủng hộ và tham gia cuộc kháng chiến chống quân Minh là gì?
Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại đánh dấu bằng việc
A. quân Minh chiếm được thành Tây Đô.
B. quân Minh chiến thành Đa Bang và Đông Đô.
C. buộc phải kí hiệp ước đầu hàng quân Minh.
D. quân đội thất bại trong chiến lược phòng ngự bị động.
Đọc đoạn tư liệu sau đây và trả lời câu hỏi:
Vua Hiến Tông chết, hoàng tử Hạo là em của Hiến Tông mới 5 tuổi được lên ngôi thay anh, trở thành vua Trần Dụ Tông. Đến năm 1358 thì Thượng hoàng mất, các bậc trung thần giỏi việc nước như Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn cũng không còn, gian thần kéo bè kéo đảng làm loạn triều chính.
Trần Dụ Tông khi ấy 22 tuổi, không còn ai khống chế, ngày càng ăn chơi trác táng. Các quan cũng có người lên tiếng khuyên can vua nhưng bị bọn gian thần đặt điều vu khống nên dần chẳng ai còn dám ho he nữa. Chu Văn An lúc đó giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám, dù không có quyền lực gì nhưng ông là bậc thầy của vua nên rất được nể vì. Biết rằng can vua không được, ông viết tờ sớ dâng vua đòi giết chết 7 tên gian thần. Nhà vua đọc lướt qua, mặt tái đi còn các quan thì sợ hãi, lo thay cho quan Tư nghiệp. Mấy tên gian thần im thin thít, xem chừng cũng hoảng sợ. Một lúc sau nhà vua truyền:
- Quan Tư nghiệp bình thân, trẫm sẽ xem xét bản tấu sau. Bãi triều.
Chờ ít lâu không thấy nhà vua có động tĩnh gì, mấy tên gian thần càng tỏ vẻ vênh vang. Chu Văn An biết không thể mong chờ gì ở vua nữa, ông mang áo mũ vua ban và ấn Tư nghiệp treo lên cửa Huyền Vũ phía đông Hoàng thành, rồi lẳng lặng ra đi.
(Nguyễn Huy Thắng, Nguyễn Như Mai, Nguyễn Quốc Tín, Sử ta - Chuyện xưa kể lại, Tập 2, Sđd. trang 214, 215)
- Tại sao Chu Văn An lại dâng sớ đòi giết chết 7 tên gian thần? Thái độ của vua Trần Dụ Tông như thế nào?
- Sớ của Chu Văn An phản ánh điều gì xã hội cuối thời Trần? Điều này có mối quan hệ như thế nào đến sự thành lập nhà Hồ? Hãy nêu dẫn chứng.
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện sự suy yếu của triều Trần?
A. Quý tộc ăn chơi, hưởng lạc.
B. Khởi nghĩa nông dân, nô tì bùng nổ.
C. Quân Chăm-pa tấn công Thăng Long.
D. Nhà Trần chủ trương đắp đê phòng lụt.
Cải cách nào không được Hồ Quý Ly thực hiện trong lĩnh vực tài chính?
A. Cải cách chế độ thuế khoá.
B. Phát hành tiền giấy thông bảo hội sao.
C. Chia ruộng đất cho nông dân.
D. Thống nhất đơn vị đo lường.