Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu (Phần 2) ( có đáp án)
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu (Phần 2) ( có đáp án)
-
1191 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hai tầng lớp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu bao gồm
Lời giải:
Sự xâm nhập và chính sách phân phong ruộng đất của người Giéc-man đã dẫn đến sự hình thành hai tầng lớp là lãnh chúa phong kiến và nông nô. Quan hệ bóc lột giữa lãnh chúa phong kiến với nông nô được xác lập đồng thời đánh dấu xã hội phong kiến châu Âu được hình thành.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2:
Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu là
Lời giải:
Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3:
Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại?
Lời giải:
Người Giéc-man chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi đem chia cho nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn, đồng thời cũng được phong các tước vị cao, thấp khác nhau như công tước, hầu tước, bá tước, nam tước... => Hình thành tầng lớp lãnh chúa phong kiến.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4:
Nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại?
Lời giải:
Nô lệ và nông dân bị biến thành nông nô, họ bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa => Hình thành tầng lớp nông nô.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5:
Trong các thành thị, cư dân chủ yếu thuộc những tầng lớp nào?
Lời giải:
Cư dân sống chủ yếu trong các thành thị là những thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6:
Những thợ thủ công và thương nhân châu Âu lập ra phường hội nhằm mục đích gì?
Lời giải:
Trong các thành thị, lập ra các phường hội, thương hội để tránh được sự sách nhiễu của lãnh chúa phong kiến và giúp đỡ nhau cùng sản xuất và buôn bán.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến là
Lời giải:
Kinh tế trong các lãnh địa là nền kinh tế đóng kín, mang tính chất tự cung tự cấp, không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài. Nông nô tự sản xản xuất và tiêu dùng các sản phẩm do mình làm ra.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8:
Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự ra đời của thành thị trung đại?
Lời giải:
Từ thế kỉ XI, lực lượng sản xuất trong xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi đã thúc đẩy hoạt động sản xuất phát triển:
+ Trong nông nghiệp: những công cụ mới và sự hoàn thiện về kĩ thuật như chọn lai giống, luân canh…giúp năng suất lao động gia tăng, sản phẩm nông nghiệp trở nên phong phú, thừa thãi.
+ Trong các ngành thủ công nghiệp, diễn ra quá trình chuyên môn hóa tương đối mạnh mẽ. Đã có những thợ khéo tay chỉ làm một nghề thủ công riêng biệt như rèn mộc, đồ da, đồ gốm,… Nhiều người có thể bỏ ruộng đất để làm nghề thủ công, sinh sống bằng sản phẩm trao đối với nông dân.
=> Một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa bằng cách bỏ trốn hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận. Họ tìm đến những nơi có đông người qua lại như ngã ba đường, bến sông,.. để lập các xưởng sản xuất và buôn bán hàng hóa.
Cư dân đông dần lên, thợ thủ công và thương nhân tập trung ngày một nhiều. Lúc đầu, nơi đó chỉ là một thị trấn nhỏ, sau phát triển lên thành thành thị.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9:
Ý nào sau đây không phản ánh đúng cuộc sống của lãnh chúa trong các lãnh địa phong kiến?
Lời giải:
Các lãnh chúa không bao giờ phải lao động, suốt ngày chỉ luyện tập cung, kiếm, cưỡi ngựa hoặc tổ chức những buổi tiệc tùng, hội hè trong những lâu đài nguy nga, tráng lệ, rực rỡ ánh đèn. Họ còn đối xử rất tàn nhẫn với nông nô.
=> Loại trừ đáp án: D
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10:
Khi tràn vào lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-man không thực hiện hành động nào sau đây?
Lời giải:
- Khi vào lãnh thổ của Rô-ma, người Giéc-man đã:
+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước Rô-ma, lập nhiều vương quốc mới như vương quốc Ăng - glô Xắc- xông, Phơ - răng, Tây Gốt, Đông Gốt...
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, trong đó quý tộc và các tướng lĩnh quân sự được phần nhiều hơn.
+ Các thủ lĩnh bộ lạc, các quý tộc thị tộc người Giéc – man tự xưng vua, phong các tước vị (công tước, bá tước, nam tước, …), tạo nên hệ thống đẳng cấp quý tộc vũ sĩ.
+ Người Giéc-man từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy của mình và tiếp thu Kitô giáo. Họ xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng đất của nông dân. Đồng thời, nhà vua cũng phong tặng đất đai theo tước vị cho các quý tộc và nhà thờ).
=> Đáp án D: thành thị trung đại được thành lập không thuộc hành động của người Giéc-man giai đoạn này mà thành thị xuất hiện từ thế kỉ XI,là kết quả của sự phát triển nền kinh tế hàng hóa
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11:
Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế trong thành thị trung đại với lãnh địa phong kiến là gì?
Lời giải:
- Kinh tế trong thành thị trung đại là nền kinh tế hàng hóa, tự do trao đổi, buôn bán, thủ công nghiệp và thương nghiệp rất phát triển
- Kinh tế trong các lãnh địa: kinh tế tiểu nông, mang tính chất tự cung, tự cấp
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12:
Vì sao sự xuất hiện của các thành thị trung đại lại thúc đẩy sự xác lập chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu?
Lời giải:
Sự ra đời của thành thị trung đại đã góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển, đặt ra yêu cầu phải thống nhất thị trường dân tộc để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và buôn bán => thúc đẩy sự xác lập chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13:
Vì sao có thể khẳng định: “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung đại”?
Lời giải:
- Kinh tế: thành thị trung đại ra đời đã góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.
- Chính trị: thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.
– Văn hóa: thành thị mang đến không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu như Bô-lô-nha (I-ta-li-a), Xoóc - bon (Pháp),....
=> Nhìn chung, trong bối cảnh ảm đạm của châu Âu thời trung cổ. thành thị như một luồng gió mới thổi vào làm cho bầu không khí trở nên tươi đẹp hơn.
Đáp án cần chọn là: A