Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.
Bài: Con chuồn chuồn nước – “Từ Rồi đột nhiên ... đến hết.”
Trang 127 – SGK Tiếng Việt 4 (T2)
Câu hỏi: Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào?Giải câu đố:
“Để nguyên dùng dán đồ chơi
Thêm huyền lại ở tận nơi mái nhà”
Từ để nguyên là:
Với những người đã đặt chân lên đất nước Nga, Mát-xcơ-va luôn là một thành phố để nhớ như nhớ về những gì lãng mạn và đẹp đẽ nhất. Nơi đó có những giấc mơ của thời tuổi trẻ, nơi đó có những câu thơ lừng danh của Pút-skin và rừng bạch dương nổi tiếng.
Bạch dương là loài cây về biểu tượng của nước Nga. Những hàng cây trắng thẳng, cao vút lên quanh khu đồi Lê-nin, trải khắp ngoại ô Mát-xcơ-va và triền miên trên những con đường từ thủ đô đi đến những thành phố khác. Bạch dương xanh tuyệt đẹp trong mùa hè, ngả sắc vàng rượi trong mùa thu và toát lên vẻ cô liêu buồn bã nhớ thương giữa tuyết trắng tinh khôi trong mùa đông giá lạnh. Trong khi đó thì lá cây phong vào mùa đông lại đỏ rực lên, phủ khắp công viên một màu đỏ như lửa, như bộ lông khổng lồ, ấm áp của chú cáo lửa trong truyện cổ tích. Khách du lịch đến Mát-xcơ-va đều nhặt một vài chiếc lá phong làm quà lưu niệm để nhớ về nước Nga.Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
Mát-xcơ-va là một thành phố như thế nào ?
Tập làm văn: Em hãy kể một (hoặc một vài câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu.
Dàn ý gợi ý:
a) Mở bài:
- Giới thiệu câu chuyện và người mà em định kể. (Em đọc hay xem ở đâu?).
b) Thân bài:
- Giới thiệu chung về người có lòng nhân hậu mà em nói đến trong câu chuyện.
+ Tên, tuổi, quê quán, nghề nghiệp... của người đó.
- Kể lại (một hoặc vài) câu chuyện về người có tấm lòng nhân hậu đó.
+ Kể theo trình tự thời gian.
- Gợi ý: Một số biểu hiện của lòng nhân hậu:
+ Yêu thương, quý trọng, quan tâm đến mọi người.
+ Cảm thông, sẵn sàng chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.
+ Tính tình hiền hậu, không xúc phạm và làm tổn thương người khác.
c) Kết bài:
- Nếu tình cảm, suy nghĩ của em về người có lòng nhân hậu trong câu chuyện trên.
- Em muốn gửi đến mọi người điều gì qua câu chuyện trên?Gạch chân dưới các tính từ trong câu sau:
Những hàng cây trắng thẳng, cao vút lên quanh khu đồi Lê-nin.Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?
Trong vườn, chim kêu ríu rít.Sắp xếp các từ hoặc cụm từ dưới đây để tạo thành câu tục ngữ.
Học mở. học gói, học nói, học ăn
Em hãy điền chữ o/ô vào những từ được in đậm sau:
Ngây thơ ngọn cỏ tươi mềm
Ngọn mâm x......i đỏ dọc triền s.......ng quê
Ngọn tre c......ng đón chim về
Ngọn cau múa gió say mê suốt ngày.
Bài: Vương quốc vắng nụ cười – “Từ đầu ... lau miệng ạ.”
Trang 143 – SGK Tiếng Việt 4 (T2)
Câu hỏi: Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu?Chính tả (Nghe – viết):
Cảnh đẹp Sa Pa
Sa Pa một năm có thể thấy khá rõ bốn lần chuyển mùa, bốn lần thiên nhiên thay sắc áo. Nhưng mùa hè mới là mùa đầy sức quyến rũ của Sa Pa. Màn mây vén lên cùng tiếng sấm đậm tháng tư, để hiện bộ mặt thiên nhiên như mới tinh khôi: sóng núi nhấp nhô vô tận, rừng sáng xanh lên tỏng nắng, suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng khắp các cánh rừng và hoa tưng bừng nở.