Tài nguyên nào không thể phục hồi khi khai thác quá mức ở vùng biển nước ta?
A. Dầu, khí.
B. Muối biển.
C. Hải sản.
D. Rừng ngập mặn.
Đáp án: A
Giải thích: Dầu, khí là tài nguyên nào không thể phục hồi khi khai thác quá mức ở vùng biển nước ta.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Nhận định nào sau đây không đúng với tài nguyên khoáng sản biển ở vùng biển nước ta?
Điểm nào sau đây không đúng đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo?
Điều kiện thuận lợi của vùng biển nước ta để phát triển du lịch biển - đảo là
Vì sao các ngành kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta?
Vì sao kinh tế biển ngày càng có vai trò quan trọng đối với nước ta?
Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là
Ngành khai thác dầu khí phát triển mạnh nhất ở nơi nào sau đây của vùng biển nước ta?
Để đảm bảo việc khai thác hợp lí, có hiệu quả đối với các nguồn tài nguyên biển và hải đảo thì các nguồn tài nguyên biển và hải đảo nước ta phải
Các tài nguyên biển và hải đảo nước ta phải đươc khai thác tổng hợp vì
Sản phẩm nổi tiếng và có giá trị ở huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) chính là
Phương hướng khai thác nguồn lợi hải sản vừa vó hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta là
Vấn đề nào đang đặt ra khi khai thác dầu khí ở thềm lục địa nước ta?
Vì sao việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng?
1. Vùng biển và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyên
a) Nước ta có vùng biển rộng lớn
- Diện tích: trên 1 triệu km2.
- Bao gồm: vùng nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, vùng thềm lục địa.
Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam
b) Nước ta có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển
* Tài nguyên sinh vật
- Sinh vật biển giàu có, nhất là giàu thành phần loài. Có nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
- Nguồn lợi cá, tôm, cua, mực, đồi mồi, vích, hải sâm, bào ngư, sò huyết,... Có nhiều loài chim biển; tổ yến (yến sào) là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
Tổ yến ở Khánh Hòa
* Tài nguyên khoáng sản
- Dọc bờ biển có nhiều vùng có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối.
- Vùng biển có nhiều sa khoáng có trữ lượng công nghiệp: ôxít titan, cát trắng (nguyên liệu quý để làm thuỷ tinh, pha lê).
- Vùng thềm lục địa có các tích tụ dầu, khí.
Khai thác dầu khí trên Biển Đông ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ
* Giao thông vận tải biển
- Nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
- Dọc bờ biển lại có nhiều vùng biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu.
* Du lịch biển - đảo
- Suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt thuận lợi cho phát triển du lịch và an dưỡng.
- Nhiều hoạt động du lịch thể thao dưới nước có thể phát triển.
Bãi Dài ở đảo Phú Quốc thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước
2. Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển
a) Các đảo
- Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ.
- Các đảo đông dân: Cát Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc.
- Các đảo cụm lại thành quần đảo: Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Côn Đảo,…
b) Ý nghĩa
- Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
- Hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương khai thác hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
- Cơ sở khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
c) Các huyện đảo ở nước ta
- Huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh).
- Huyện đảo Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng).
- Huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị).
- Huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng).
- Huyện đảo Lí Sơn (tỉnh Quảng Ngãi).
- Huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà).
- Huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận).
- Huyện đảo Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
- Huyện đảo Kiên Hải và huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
Một góc đảo Cô Tô, Quảng Ninh
3. Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo
a) Ý nghĩa
- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng và đa dạng, giữa các ngành kinh tế biển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
- Môi trường biển là không chia cắt được.
- Môi trường biển rất nhạy cảm trước tác động của con người.
b) Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo
- Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao.
- Phát triển đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản.
c) Khai thác khoáng sản
- Nghề làm muối phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là ở DHNTB.
- Thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa đã được đẩy mạnh.
d) Phát triển du lịch biển
- Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp, nhiều bãi biển mới được đưa vào khai thác.
- Các khu du lịch Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn (Quảng Ninh và Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò, Nha Trang, Vũng Tàu.
Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh
e) Giao thông vận tải biển
- Hàng loạt cảng hàng hoá lớn đã được xây dựng, cải tạo và nâng cấp.
- Hải cảng nước sâu (Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng Áng, Dung Quất, Vũng,...).
- Các tuyến vận tải hàng hoá và hành khách thường xuyên nối liền các đảo với đất liền góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội ở các tuyến đảo.