IMG-LOGO

Câu hỏi:

20/07/2024 413

Chị B đã có 2 người con, chị và chồng chị không muốn sinh thêm con nữa. Em hãy đưa ra biện pháp tránh thai phù hợp nhất đối với vợ chồng chị B? 

A. Bao cao su

B. Triệt sản

Đáp án chính xác

 C. Đặt vòng

D. Tính chu kì kinh nguyệt

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Chọn đáp án: B

triệt sản (cắt ống dẫn tinh hoặc ống dẫn trứng) là biện pháp có hiệu quả tranh thai triệt để dành cho các cặp vợ chồng không muốn sinh thêm con nữa.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Việc nạo phá thai có thể dẫn đến hậu quả nào sau đây

Xem đáp án » 30/12/2021 444

Câu 2:

Biện pháp tránh thai nào dễ sử dụng, phù hợp với mọi lứa tuổi, tiết kiệm mà vẫn đem lại hiệu quả cao?

Xem đáp án » 30/12/2021 409

Câu 3:

Biện pháp tránh thai nào có hiệu quả tránh thai thấp nhất?

Xem đáp án » 30/12/2021 339

Câu 4:

Biện pháp tránh thai nào dưới đây làm cản trở sự chín và rụng của trứng

Xem đáp án » 30/12/2021 336

Câu 5:

Ý nghĩa của việc tránh thai?

Xem đáp án » 30/12/2021 331

Câu 6:

Vì sao chúng ta không nên mang thai khi ở tuổi vị thành niên

Xem đáp án » 30/12/2021 329

Câu 7:

Nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên

Xem đáp án » 30/12/2021 276

Câu 8:

Nguyên tắc của các biện phát tránh thai?

Xem đáp án » 30/12/2021 276

Câu 9:

Ý nghĩa của việc tránh thai?

Xem đáp án » 30/12/2021 275

Câu 10:

Biện pháp tránh thai nào dưới đây làm cản trở sự làm tổ của trứng đã thụ tinh?

Xem đáp án » 30/12/2021 269

Câu 11:

Muốn tránh thai, chúng ta cần nắm vững nguyên tắc nào dưới đây

Xem đáp án » 30/12/2021 261

Câu 12:

Hậu quả của việc nạo phá thai?

Xem đáp án » 30/12/2021 256

Câu 13:

Biện pháp tránh thai nào dưới đây chỉ áp dụng trên phụ nữ?

Xem đáp án » 30/12/2021 254

Câu 14:

Biện pháp tránh thai nào thường được áp dụng cho đàn ông?

Xem đáp án » 30/12/2021 222

LÝ THUYẾT

I. Ý nghĩa của việc tránh thai

- Sinh đẻ có kế hoạch mang lại nhiều lợi ích cho mọi thành viên trong gia đình và cho đất nước.

   + Sinh đẻ có kế hoạch giúp nâng cao được chất lượng cuộc sống cả vật chất và tinh thần đối với mọi thành viên trong gia đình như dễ cải thiện điều kiện kinh tế, có điểu kiện chăm lo sức khoẻ, học hành, giải trí....

   + Đối với xã hội, sinh đẻ có kế hoạch làm giảm áp lực gây ra đối với phát triển kinh tế, xã hội, tài nguyên môi trường. Để có thể sinh đẻ có kế hoạch cần phải có hiểu biết về các biện pháp tránh thai và sử dụng chúng.

   + Các biện pháp tránh thai đang sử dụng rộng rãi hiện nay rất đa dạng và đều có hiệu quả tránh thai cao.

- Mỗi cặp vợ chồng nên sinh tối đa là 2 con. Không nên đẻ sớm trước tuổi trưởng thành (tuổi cho phép kết hôn của nữ là 18). Khoảng cách giữa 2 lần sinh không dưới 3 năm.

- Những người còn đang đi học nếu có thai sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và việc học tập. Dưới 19 tuổi không nên sử dụng biện pháp triệt sản (đình sản) để tránh mang thai vì việc nối lại ống dẫn tinh hoặc ống dẫn trứng để các ống này trở lại tình trạng như ban đầu là rất khó khăn, chi phí rất cao. Có thể nói là sau khi triột sản rất khó có thể có con.

   + Phá thai không được xem là biện pháp tránh thai vì phá thai có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng dối với sức khoẻ người phụ nữ như viêm nhiễm dường sinh dục, vô sinh ... thậm chí tử vong.

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai hay, ngắn gọn

II. Những nguy cơ có thai khi ở tuổi vị thành niên

- Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên:

   + Dễ xảy thai ,đẻ non.

   + Con để ra thường nhẹ cân,khó nuôi,dễ tử vong.

   + Nạo thai dễ gặp nhiều nguy hiểm

   + Có thể phải bỏ học,ảnh hưởng đến tiền đò cuộc sống sau này.

- Hậu quả của việc nạo phá thai:

   + Dính buồng trứng,tắc vòi trứng.

   + Tổn thương thành tử cung(có thể để lại sẹo) là nguyên nhân làm vỡ tử cung.

- Muốn tránh thai ngoài ý muốn và tránh nạo phá thai thì phải thực hiện các biện pháp tránh thai

III. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai

- Không cho sự thụ tinh xảy ra

- Trứng thụ tinh không thể làm tổ trong thành tử cung được nghĩa là không thụ thai được.

- Từ đó có thể đề ra các nguyên tắc sau:

   + Ngăn trứng chín và rụng.

   + Tránh không cho tinh trùng gặp trứng để thụ tinh.

   + Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh để không thể thụ thai.