Em hãy chọn một thông điệp dưới đây, viết bài và thuyết trình trước lớp về giá trị của tự hào truyền thống quê hương.
- Người muốn phụng sự đất nước mình phải không chỉ có năng lực để suy nghĩ mà còn có ý chí để hành động. (Plato)
- Nền văn hoá của một quốc gia nằm trong trái tim và tâm hồn của nhân dân. (Mahatma Gandhi)
Lời giải:
(*) Lựa chọn thông điệp: Nền văn hoá của một quốc gia nằm trong trái tim và tâm hồn của nhân dân.
(*) Bài tham khảo:
Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc, mỗi vùng đất. Bản sắc văn hóa được hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, được đúc kết từ kinh nghiệm sống và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nó tồn tại tự nhiên, được biểu hiện ra bề ngoài dưới dạng những giá trị vật chất hoặc tinh thần; nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn và trái tim của mỗi con người.
Trong thời đại hiện đại hoá, thế giới trở nên ngày càng phẳng. Biên giới giữa khác biệt văn hoá, địa lý và ngôn ngữ đang dần được xoá nhoà khi sự kết nối công nghệ và internet ngày càng phát triển khiến cho mọi khía cạnh của cuộc sống giao thoa và hoà nhập nhanh hơn bao giờ hết. Do đó, giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết.
Chúng ta, cần phải có kế hoạch và giải pháp đổng bộ về bảo tồn về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trước hết, mỗi người cẩn nhận thức được văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đánh mất bản sắc riêng trong nến văn hoá của mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn, sẽ bị hòa tan trong những nền văn hoá khác. Do vậy, việc tìm hiểu, giữ gìn những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống chính là quá trình nhận chân những giá trị của dân tộc Việt nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đã có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu.
ANH HÙNG ĐINH NÚP
Anh hùng Đinh Núp, sinh năm 1914 ở làng Stơr, đã chỉ huy đội tự vệ đầu tiên của làng với trên 40 người, rồi phát động và lãnh đạo dân làng chống Pháp từ trước Cách mạng tháng 8/1945.
Từ năm 1950 đến năm 1951, Pháp đã tổ chức 10 cuộc hành quân lên đốt làng, phá rẫy nhưng đều bị đánh bại. Bằng vũ khí thô sơ như: chông tre, bẫy đá, cung tên,... anh hùng Đinh Núp đã cùng dân làng dựa vào núi rừng hiểm trở để giăng bẫy, tiêu diệt quân địch. Ông là người đồng bào Ba Na đầu tiên được kết nạp Đảng và tập kết ra Bắc năm 1954, Đinh Núp được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1955.
Câu hỏi:
- Cho biết nhận xét của em về những hành động của anh hùng Đinh Núp.
Em hãy khoanh tròn đáp án về biểu hiện của sự tự hào truyền thống quê hương.
a. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
b. Tuyên truyền tinh thần đoàn kết, yêu nước, chống giặc ngoại xâm.
c. Không thích mặc áo dài vì cho rằng bất tiện, khó di chuyển.
d. Nhiệt tình trong các hoạt động từ thiện ở quê hương.
e. Chê bai Đờn ca tài tử vì khó nghe và cảm thấy buồn chán.
Em hãy viết thông điệp (khoảng 150 từ) thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương và chia sẻ với các bạn cùng lớp.
Tình huống 2: Giờ ra chơi, trong lúc tranh luận về âm nhạc, P nói với T rằng: “Chúng ta không cần phải học âm nhạc truyền thống như: cải lương, ca trù,... mà nên học âm nhạc hiện đại như: rap, Kpop,... thì sẽ hợp thời và tạo ra dấu ấn khi biểu diễn”
Nếu là T, em sẽ làm gì?
- Em hãy nêu 3 điều vị thành niên cần làm sau khi đọc thông tin trên.
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Tình huống 1: Trong lúc họp nhóm để chuẩn bị cho bài thuyết trình môn Sử sắp tới, K nói với Q rằng: “Chúng ta không cần nhớ tiểu sử của các anh hùng dân tộc vì sẽ rất dễ căng thẳng, chỉ cần tra google là được”.
Nếu là Q, em sẽ làm gì?
Dựa vào các gợi ý, em hãy điền từ phù hợp vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau:
Gợi ý: lưu truyền, tìm hiểu, giá trị vật chất, phê phán, giới thiệu, yêu nước
- Truyền thống quê hương là những ……., tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được ………….. từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Một số truyền thống quê hương tiêu biểu như: văn hoá, ……………, chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, cần cù lao động,...
- Để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương, chúng ta cần: …………….. về giá trị của truyền thống; bảo vệ và phát huy giá trị tốt đẹp từ truyền thống; tích cực quảng bá, ……….. với bạn bè trong và ngoài nước,... Đồng thời, cần ...................việc làm, hành động thiếu ý thức trách nhiệm, đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của quê hương, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, giá trị của cộng đồng.
Trường hợp 2: Thấy địa phương mình có nhiều đặc sản quý nên N đã làm những đoạn video ngắn và đưa lên Youtube giới thiệu với mọi người. Tuy nhiên, anh của N than phiền và cho rằng việc của N đang lãng phí thời gian và không có ích lợi gì.
Em có đồng tình với ý kiến anh của N không? Vì sao?
Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1: Nghỉ hè, V được bố mẹ cho về quê thăm ông bà. Một hôm, V được một người bạn mới quen trong xóm là D mời đi ăn món đặc sản của quê hương. V đã từ chối vì cho rằng món đặc sản ở quê chắc chắn khó ăn, không đảm bảo vệ sinh.
Nếu là V, em sẽ làm gì?
Em hãy đọc các hành động sau và đánh dấu X vào cột tương ứng.
Hành động |
Biểu hiện |
|
Tự hào truyền thống quê hương |
Không tự hào truyền thống quê hương |
|
a. K tích cực tham gia phong trào viết thư gửi đến các chiến sĩ bảo vệ biển đảo. |
|
|
b. P tự nhủ sẽ tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi để góp phần bảo vệ đất nước. |
|
|
c. N không muốn về quê ăn Tết vì cho rằng ở quê rất buồn, dễ chán. |
|
|
d. M tình nguyện tham gia phòng, chống lũ lụt ở quê hương. |
|
|
Trường hợp 3: Sắp đến ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, nhóm bạn B, M và P lên kế hoạch cho kì nghỉ lễ. B đề nghị hãy đi Đền Hùng để thắp hương nhưng M cho rằng hôm đó, mọi người đến rất đông, đi công viên giải trí sẽ thú vị hơn.
Nếu là P, em sẽ ủng hộ phương án nào? Vì sao?