Giải VTH GDCD 7 CTST Chủ đề 1: Tự hào truyền thống quê hương có đáp án
Giải VTH GDCD 7 CTST Chủ đề 1: Tự hào truyền thống quê hương có đáp án
-
151 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dựa vào các gợi ý, em hãy điền từ phù hợp vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau:
Gợi ý: lưu truyền, tìm hiểu, giá trị vật chất, phê phán, giới thiệu, yêu nước
- Truyền thống quê hương là những ……., tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được ………….. từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Một số truyền thống quê hương tiêu biểu như: văn hoá, ……………, chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, cần cù lao động,...
- Để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương, chúng ta cần: …………….. về giá trị của truyền thống; bảo vệ và phát huy giá trị tốt đẹp từ truyền thống; tích cực quảng bá, ……….. với bạn bè trong và ngoài nước,... Đồng thời, cần ...................việc làm, hành động thiếu ý thức trách nhiệm, đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của quê hương, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, giá trị của cộng đồng.
Lời giải:
- Truyền thống quê hương là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Một số truyền thống quê hương tiêu biểu như: văn hoá, yêu nước, chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, cần cù lao động,...
- Để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương, chúng ta cần: tìm hiểu về giá trị của truyền thống; bảo vệ và phát huy giá trị tốt đẹp từ truyền thống; tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước,... Đồng thời, cần phê phán việc làm, hành động thiếu ý thức trách nhiệm, đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của quê hương, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, giá trị của cộng đồng.
Câu 2:
Em hãy khoanh tròn đáp án về biểu hiện của sự tự hào truyền thống quê hương.
a. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
b. Tuyên truyền tinh thần đoàn kết, yêu nước, chống giặc ngoại xâm.
c. Không thích mặc áo dài vì cho rằng bất tiện, khó di chuyển.
d. Nhiệt tình trong các hoạt động từ thiện ở quê hương.
e. Chê bai Đờn ca tài tử vì khó nghe và cảm thấy buồn chán.
Lời giải: Lựa chọn các đáp án A, B, D
Câu 3:
Em hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp.
![Em hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp. (ảnh 1)](https://video.vietjack.com/upload2/quiz_source1/2022/11/blobid0-1667743239.png)
Lời giải:
Ghép nối:
1 – b) |
2 – a) |
3 – c) |
4 – d) |
Câu 4:
Em hãy đọc các hành động sau và đánh dấu X vào cột tương ứng.
Hành động |
Biểu hiện |
|
Tự hào truyền thống quê hương |
Không tự hào truyền thống quê hương |
|
a. K tích cực tham gia phong trào viết thư gửi đến các chiến sĩ bảo vệ biển đảo. |
|
|
b. P tự nhủ sẽ tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi để góp phần bảo vệ đất nước. |
|
|
c. N không muốn về quê ăn Tết vì cho rằng ở quê rất buồn, dễ chán. |
|
|
d. M tình nguyện tham gia phòng, chống lũ lụt ở quê hương. |
|
|
Lời giải:
Hành động |
Biểu hiện |
|
Tự hào truyền thống quê hương |
Không tự hào truyền thống quê hương |
|
a. K tích cực tham gia phong trào viết thư gửi đến các chiến sĩ bảo vệ biển đảo. |
x |
|
b. P tự nhủ sẽ tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi để góp phần bảo vệ đất nước. |
x |
|
c. N không muốn về quê ăn Tết vì cho rằng ở quê rất buồn, dễ chán. |
|
x |
d. M tình nguyện tham gia phòng, chống lũ lụt ở quê hương. |
x |
|
Câu 5:
Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1: Nghỉ hè, V được bố mẹ cho về quê thăm ông bà. Một hôm, V được một người bạn mới quen trong xóm là D mời đi ăn món đặc sản của quê hương. V đã từ chối vì cho rằng món đặc sản ở quê chắc chắn khó ăn, không đảm bảo vệ sinh.
Nếu là V, em sẽ làm gì?
Lời giải:
- Trả lời câu hỏi trường hợp 1: Nếu là V em sẽ:
+ Trò chuyện với người hàng xóm để tìm hiểu về món ăn đặc sản đó (tên gọi? nguyên liệu? cách chế biến?...).
+ Sau khi tìm hiểu, nếu cảm thấy, món ăn không phù hợp với khẩu vị, an toàn vệ sinh thực phẩm, hay không phù hợp với sức khỏe của bản thân (do cơ địa dễ bị dị ứng?....) thì em có thể khéo léo từ chối lời mời. Nếu cảm thấy món ăn đó thú vị, hấp dẫn, em sẽ đồng ý với lời mời của người hàng xóm.
+ Dù đồng ý hay không đồng ý đi ăn món đặc sản, em cũng sẽ chân thành cảm ơn lời mời của người hàng xóm.
Câu 6:
Trường hợp 2: Thấy địa phương mình có nhiều đặc sản quý nên N đã làm những đoạn video ngắn và đưa lên Youtube giới thiệu với mọi người. Tuy nhiên, anh của N than phiền và cho rằng việc của N đang lãng phí thời gian và không có ích lợi gì.
Em có đồng tình với ý kiến anh của N không? Vì sao?
- Trả lời câu hỏi trường hợp 2: Em không đồng ý với ý kiến mà anh của N đưa ra, vì: việc làm video giới thiệu về đặc sản cũng là một cách để chúng ta giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương; quảng bá hình ảnh của quê hương tới bạn bè trong và ngoài nước.
Câu 7:
Trường hợp 3: Sắp đến ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, nhóm bạn B, M và P lên kế hoạch cho kì nghỉ lễ. B đề nghị hãy đi Đền Hùng để thắp hương nhưng M cho rằng hôm đó, mọi người đến rất đông, đi công viên giải trí sẽ thú vị hơn.
Nếu là P, em sẽ ủng hộ phương án nào? Vì sao?
- Trả lời câu hỏi trường hợp 3: Nếu là P, em sẽ đề xuất một phương án khác để các bạn B và M cùng tham khảo. Phương án của em là:
+ Trong ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch), em và nhóm bạn có thể gặp mặt, họp nhóm để cùng tìm hiểu về di tích Đền Hùng, lịch sử dựng nước thời Văn Lang,…
+ Sau dịp lễ chính (ngày 10/3 âm lịch) khoảng 5 - 7 ngày, cả nhóm sẽ tổ chức đi đến Đền Hùng thắp hương, do: vào dịp lễ chính, lượng du khách trong và ngoài nước đến Đền Hùng thăm quan, dâng hương rất đông; nếu chúng ta đi vào đúng dịp lễ chính có thể sẽ gặp phải nguy hiểm và mệt mỏi (do tình trạng chen lấn,…)
Câu 8:
Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu.
ANH HÙNG ĐINH NÚP
Anh hùng Đinh Núp, sinh năm 1914 ở làng Stơr, đã chỉ huy đội tự vệ đầu tiên của làng với trên 40 người, rồi phát động và lãnh đạo dân làng chống Pháp từ trước Cách mạng tháng 8/1945.
Từ năm 1950 đến năm 1951, Pháp đã tổ chức 10 cuộc hành quân lên đốt làng, phá rẫy nhưng đều bị đánh bại. Bằng vũ khí thô sơ như: chông tre, bẫy đá, cung tên,... anh hùng Đinh Núp đã cùng dân làng dựa vào núi rừng hiểm trở để giăng bẫy, tiêu diệt quân địch. Ông là người đồng bào Ba Na đầu tiên được kết nạp Đảng và tập kết ra Bắc năm 1954, Đinh Núp được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1955.
Câu hỏi:
- Cho biết nhận xét của em về những hành động của anh hùng Đinh Núp.
Lời giải:
- Yêu cầu số 1: Nhận xét: hành động của anh hùng Đinh Núp đã thể hiện: lòng yêu nước nồng nàn; tinh thần dũng cảm, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ độc lập dân tộc.
Câu 9:
- Em hãy nêu 3 điều vị thành niên cần làm sau khi đọc thông tin trên.
- Yêu cầu số 2: 3 điều nên làm:
+ Trân trọng, biết ơn công lao dựng nước và giữ nước của thế hệ đi trước.
+ Chăm chỉ học tập, lao động sản xuất để góp công sức vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
+ Gìn giữ và phát huy truyền thống yêu nước thông qua những việc làm phù hợp với lứa tuổi (ví dụ: tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa do địa phương/ nhà trường tổ chức,…)
Câu 10:
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Tình huống 1: Trong lúc họp nhóm để chuẩn bị cho bài thuyết trình môn Sử sắp tới, K nói với Q rằng: “Chúng ta không cần nhớ tiểu sử của các anh hùng dân tộc vì sẽ rất dễ căng thẳng, chỉ cần tra google là được”.
Nếu là Q, em sẽ làm gì?
Lời giải:
- Xử lí tình huống 1: Nếu là Q, em sẽ khuyên K rằng:
+ Chúng ta khó có thể nhớ một cách tường tận tiểu sử của các anh hùng dân tộc, nhưng cũng cần ghi nhớ những thông tin cơ bản nhất về họ, chẳng hạn như: năm sinh – năm mất; quê quán; công lao của anh hùng đó với lịch sử dân tộc,… Việc ghi nhớ những thông tin này cũng là biểu hiện của việc gìn giữ và phát huy truyền thống của quê hương, đất nước.
+ Tuy các thông tin trên Google rất phong phú và hữu ích, nhưng cũng có không ít thông tin bị sai lệch, do đó, nếu chỉ tiếp nhận thông tin qua một kênh duy nhất là Google, mà thiếu đi sự kiểm chứng từ các sách, báo chính thống, thì chúng ta dễ bị nhiễu và tiếp nhận sai thông tin.
Câu 11:
Tình huống 2: Giờ ra chơi, trong lúc tranh luận về âm nhạc, P nói với T rằng: “Chúng ta không cần phải học âm nhạc truyền thống như: cải lương, ca trù,... mà nên học âm nhạc hiện đại như: rap, Kpop,... thì sẽ hợp thời và tạo ra dấu ấn khi biểu diễn”
Nếu là T, em sẽ làm gì?
- Xử lí tình huống 2: Nếu là T, em sẽ khuyên P rằng:
+ Các loại hình âm nhạc truyền thống như: cải lương, ca trù,… là những sản phẩm tinh thần do ông cha ta đã sáng tạo ra và lưu truyền qua nhiều năm tháng lịch sử. Mỗi loại hình âm nhạc ấy sẽ có những đặc trưng riêng, vẻ đẹp và giá trị riêng. Chúng ta nên chú tâm tìm hiểu để gìn giữ và phát huy âm nhạc truyền thống.
+ Các loại hình âm nhạc hiện đại, như: rap, Kpop,… tuy hợp với thị hiếu của phần đông giới trẻ hiện nay, nhưng cũng có nhiều bài hát mà ca từ rất nhảm nhí, vô nghĩa, phản cảm,… ảnh hưởng không tốt đến khán - thính giả.
+ Mặt khác, nếu chúng ta chỉ đam mê các loại hình nghệ thuật hiện đại mà bỏ qua nghệ thuật truyền thống, thì bản sắc văn hóa dân tộc rất dễ bị mai một.
Câu 12:
Em hãy chọn một thông điệp dưới đây, viết bài và thuyết trình trước lớp về giá trị của tự hào truyền thống quê hương.
- Người muốn phụng sự đất nước mình phải không chỉ có năng lực để suy nghĩ mà còn có ý chí để hành động. (Plato)
- Nền văn hoá của một quốc gia nằm trong trái tim và tâm hồn của nhân dân. (Mahatma Gandhi)
Lời giải:
(*) Lựa chọn thông điệp: Nền văn hoá của một quốc gia nằm trong trái tim và tâm hồn của nhân dân.
(*) Bài tham khảo:
Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc, mỗi vùng đất. Bản sắc văn hóa được hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, được đúc kết từ kinh nghiệm sống và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nó tồn tại tự nhiên, được biểu hiện ra bề ngoài dưới dạng những giá trị vật chất hoặc tinh thần; nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn và trái tim của mỗi con người.
Trong thời đại hiện đại hoá, thế giới trở nên ngày càng phẳng. Biên giới giữa khác biệt văn hoá, địa lý và ngôn ngữ đang dần được xoá nhoà khi sự kết nối công nghệ và internet ngày càng phát triển khiến cho mọi khía cạnh của cuộc sống giao thoa và hoà nhập nhanh hơn bao giờ hết. Do đó, giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết.
Chúng ta, cần phải có kế hoạch và giải pháp đổng bộ về bảo tồn về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trước hết, mỗi người cẩn nhận thức được văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đánh mất bản sắc riêng trong nến văn hoá của mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn, sẽ bị hòa tan trong những nền văn hoá khác. Do vậy, việc tìm hiểu, giữ gìn những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống chính là quá trình nhận chân những giá trị của dân tộc Việt nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đã có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại.
Câu 13:
- Tham gia các lễ hội truyền thống như: Lễ hội Cồng chiêng, Lễ hội Đua voi, Lễ Mừng cơm mới,...
- Tìm hiểu lịch sử đấu tranh của dân tộc hoặc tìm hiểu một nghề truyền thống ở gần nơi em ở.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Tìm hiểu nghề truyền thống: làm kẹo chè lam tại Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội)
- Tuy không nổi tiếng bằng chè lam Phủ Quảng (Thanh Hóa) nhưng chè lam Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội) lại có cái quý riêng. Làng cổ Đường Lâm cách trung tâm Hà Nội khoảng 45km về phía Tây, là ngôi làng cổ nhất Việt Nam. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với không gian kiến trúc hàng trăm năm tuổi của đình Mông Phụ, nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh, chùa Mía (Sùng Nghiêm Tự), những ngôi nhà cổ, nhà thờ họ, đền chùa, miếu cổ,… mà còn lưu giữ được những làng nghề truyền thống từ bao đời.
- Ngồi thưởng thức miếng bánh chè lam ngọt dịu cùng cốc nước trà xanh, cốc nước vối đăng đắng, ngắm một vùng quê yên ả, nghe những câu chuyện thời khai hoang, lập ấp… mới thấy cái hấp dẫn ẩm thực thôn quê.
- Chè lam ăn ngon nhất là vào những ngày gió heo may. Rời xa Hà Nội ồn ào, vội vã về Đường Lâm thời điểm này vô cùng lí tưởng để hòa mình thiên nhiên, sống chậm lại. Từ trong ra ngoài ngõ, chè lam bày bán khắp nơi, đi tới đâu lại có tiếng í ới mời thử chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, kẹo lạc, bánh tẻ, bánh gai… tới đó. Hương nếp, hương gừng, hương đậu phộng rang cuốn hút chân du khách tới những gian hàng ăn thử miếng bánh, miếng kẹo.
- Tuy mỗi nơi có một công thức làm chè lam khác nhau, nhưng nhìn chung đều bao gồm gạo, lạc, gừng và mạch nha, quy trình sản xuất hoàn toàn truyền thống. Cách làm chè lam đơn giản nhưng đòi hỏi những đôi tay biết đo đếm sao cho vừa lòng người. Gạo nếp ngon đem rang chín, xay mịn. Lạc rang chín, tách vỏ. Đun sôi hỗn hợp nước, gừng (băm nhỏ) và mạch nha, sau đó lần lượt đổ bột nếp, lạc rang vào, dùng thanh tre lớn khuấy đều. Khuấy bột là công đoạn quan trọng nhất, nó đòi hỏi cánh tay bền bỉ, dẻo dai, đầy lực của các bà, các mẹ. Khi hỗn hợp sôi hoàn toàn, nhấc ra khỏi lò, đổ lên khay lớn hoặc mâm (đã phủ sẵn một lớp bột gạo tẻ xay). Có thể rắc thêm vừng cho bánh thơm hơn. Bánh nguội dần, keo lại dẻo dai. Bánh được cắt thành từng miếng nhỏ để bán. Một miếng chè lam đạt yêu cầu là dẻo vừa phải, không mắc răng, có vị thanh, cay nồng của gừng, béo ngậy của vừng, lạc. Trước đây chè lam có vị ngọt đậm, theo sự thay đổi của du khách mà nay vị ngọt giảm dần, thanh nhẹ, dễ ăn.
- Ngoài chè lam truyền thống, người dân Đường Lâm còn sáng tạo thêm món chè lam gấc. Chè lam gấc cũng có phương pháp chế biến tương tự, nhưng được bổ sung nước cốt từ quả gấc, tạo màu đỏ hấp dẫn, tốt cho sức khỏe.Câu 14:
Em hãy viết thông điệp (khoảng 150 từ) thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương và chia sẻ với các bạn cùng lớp.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Truyền thống yêu nước
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Đó là lời khẳng định đầy tự hào của chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Lòng yêu nước được hiểu là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người. Cao hơn cả đấng sinh thành, đất nước như một mái nhà chung của tất cả những người dân đang chảy trong mình dòng máu Lạc Hồng. Chính vì vậy, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả con người Việt Nam như một lẽ dĩ nhiên, thể hiện sự tự tôn, tự hào dân tộc, biết ơn sâu sắc với các thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng dựng xây và bảo vệ đất nước.
Biểu hiện của lòng yêu nước là những hành động cụ thể, được minh chứng qua từng giai đoạn lịch sử. Trang sử vàng của dân tộc ta đã ghi danh biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì đất nước. Hình ảnh chị Võ Thị Sáu gan dạ trước nòng súng quân giặc, anh Bế Văn Đàn, anh Phan Đình Giót,… và hàng ngàn con người Việt Nam đã khiến cả thế giới phải nể phục vì lòng yêu nước, dũng cảm, cứng rắn “như gang như thép”. Có thể thấy, lòng yêu nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thành công của đất nước ta trong công cuộc bảo vệ, dựng xây và phát triển đất nước.
Thời đại hiện nay, chúng ta được sống trong hoà bình và ấm no thì yêu nước chính là việc tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước cường thịnh, sánh vai cùng bạn bè năm châu bốn bể. Để phát huy được lòng yêu nước, chúng ta cần học tập và rèn luyện tốt để cống hiến trí tuệ và sức lực, có lối sống lành mạnh, sẵn sàng dâng hiến sức lực khi Tổ quốc cần. Lòng yêu nước là cần thiết cho mọi thời đại chứ không phải một thời điểm hay khoảnh khắc. Phát huy truyền thống yêu nước là phát huy văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc!