Tình huống 3: Y cho rằng, nếu làm sai thì mạnh dạn nhận lỗi và hứa sẽ khắc phục, còn việc có khắc phục hay không là chuyện của mình. Y tâm sự với người bạn thân: “Mình chỉ nên thực hiện lời hứa đối với người có uy tín, có quyền với mình”
Em có đồng tình với suy nghĩ của Y không? Vì sao?
- Trả lời câu hỏi tình huống 3: Em không đồng tình với suy nghĩ của Y, vì: khi đã hứa với bất kì ai, chúng ta cũng nên thực hiện đúng những gì đã hữa.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Em hãy chọn một thông điệp dưới đây, viết bài và thuyết trình trước lớp về giá trị của giữ chữ tín.
- Người không có chữ tín, chẳng làm chi nên việc. (Khổng Tử)
- Đừng bao giờ hứa nhiều hơn bạn có thể thực hiện. (Publilius SyrusEm hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu.
GIỮ LỜI HỨA
Hồi ở Pác Bó, Bác Hồ sống rất chan hoà với mọi người. Một hôm được tin Bác đi công tác xa, một trong những em bé thường ngày quấn quýt bên Bác chạy đến cầm tay Bác thưa:
- Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng bạc nhé!
Bác cúi xuống nhìn em bé âu yếm, xoa đầu em khẽ nói:
- Cháu ở nhà nhớ ngoan ngoãn, khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu.
Nói xong Bác vẫy chào mọi người ra đi. Hơn hai năm sau Bác quay trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi thăm sức khoẻ Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa. Bỗng Bác mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé - bây giờ đã là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói:
- Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm được, đó là “chữ tín”. Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người.
Câu hỏi:
- Em hãy nêu hành động thể hiện việc giữ chữ tín của Bác Hồ trong thông tin trên.
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Tình huống 1: Trong thời gian mẹ đi công tác, M ở nhà đều đặn chăm sóc em như đã hứa với mẹ. Khi trở về, mẹ rất vui và khen M: “Mẹ rất hài lòng về con! Cảm ơn con!
Em có nhận xét gì về việc làm của M?
Hãy kể về một tấm gương giữ chữ tín (khoảng 120 - 150 chữ) trong cuộc sống hằng ngày mà em biết. Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?
- Em hãy nêu 3 việc làm để rèn luyện việc giữ chữ tín cho bản thân sau khi đọc thông tin trên.
Em hãy đánh dấu X vào câu tục ngữ, thành ngữ nói về giữ chữ tín.
1. Một lần bất tín, vạn lần bất tin. |
|
2. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. |
|
3. Quý chữ tín hơn vàng. |
|
4. Mất lòng trước, được lòng sau. |
|
5. Lời nói như đinh đóng cột. |
|
6. Nhất ngôn tử xuất, tử mã nan truy. |
|
Em hãy khoanh tròn vào đáp án biểu hiện của người giữ chữ tín.
a. Trả đồ dùng đã mượn cho người khác đúng thời gian như đã hứa.
b. Chỉ giữ chữ tín với những người lớn hơn mình.
c. Hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn khi nhóm phân công.
d. Chỉ giữ lời hứa khi thấy việc đó có lợi cho bản thân.
e. Đã hứa việc gì đó là phải quyết tâm làm cho bằng được.
f. Hứa để mọi người an tâm nhưng việc thực hiện tuỳ theo điều kiện thực tế.
Tình huống 2: K và H là đôi bạn thân cùng lớp 7C1. K bị ốm đã mấy ngày, không đi học được. H hứa với cô giáo và trước cả lớp rằng: “Cuối tuần, em sẽ mang tập sang nhà giúp K chép bài đầy đủ”. Hôm đó, do trời mưa to nên H ngủ quên và không đến nhà để hỗ trợ K chép bài.
Em dự đoán gì về hậu quả từ việc làm của H?
Hãy rèn luyện việc giữ chữ tín bằng cách ghi lại những hành vi, việc làm thể hiện việc giữ chữ tín mà em đã thực hiện hằng ngày (theo mẫu).
Thời gian |
Hành vi, việc làm thể hiện giữ chữ tín |
Ghi chú |
Thứ hai |
|
|
Thứ ba |
|
|
Thứ tư |
|
|
Thứ 5 |
|
|
Thứ 6 |
|
|
Thứ 7 |
|
|
Dựa vào các gợi ý, em hãy điền từ phù hợp vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau:
Gợi ý: lời hứa, phê phán, tin tưởng, kính nể, trách nhiệm, lòng tin
- Chữ tín là sự ……….., niềm tin giữa người với người. Giữ chữ tín là coi trọng ……… của mọi người đối với mình.
- Biểu hiện của việc giữ chữ tín là biết giữ ............., đúng hẹn, hoàn thành nhiệm vụ,...
- Chữ tín trong cuộc sống vô cùng quan trọng. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, ...................... và dễ dàng hợp tác với nhau,...
- Để rèn luyện việc giữ chữ tín, chúng ta phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có ..................... đồng thời ................... những người không tôn trọng chữ tín, không biết giữ chữ tín.
Em hãy đọc các hành động sau và đánh dấu X vào cột tương ứng.
Hành động |
Biểu hiện giữ chữ tín |
Biểu hiện không giữ chữ tín |
a. T hoàn thành nhiệm vụ mà nhóm đã phân công đúng hạn cho bài thuyết trình môn Giáo dục công dân sắp tới. |
|
|
b. Tuần này tới phiên K trực nhật nhưng K đã quên nhiệm vụ kiểm tra điện, quạt khi lớp tan học. |
|
|
c. Dù bận đi công tác xa nhà nhưng bố vẫn về dự sinh nhật H vì đã hứa từ trước. |
|
|
d. N cho V mượn quyển truyện tranh. V đã hứa cuối tuần sẽ trả nhưng lại quên. |
|
|
e. Y giúp đỡ H tận tình trong học tập vì đã hứa với cô giáo chủ nhiệm sẽ giúp H sau đợt kiểm tra chất lượng đầu năm. |
|
|