Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Giáo dục công dân Giải VTH GDCD 7 CTST Chủ đề 4: Giữ chữ tín có đáp án

Giải VTH GDCD 7 CTST Chủ đề 4: Giữ chữ tín có đáp án

Giải VTH GDCD 7 CTST Chủ đề 4: Giữ chữ tín có đáp án

  • 146 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Dựa vào các gợi ý, em hãy điền từ phù hợp vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau:

Gợi ý: lời hứa, phê phán, tin tưởng, kính nể, trách nhiệm, lòng tin

- Chữ tín là sự ……….., niềm tin giữa người với người. Giữ chữ tín là coi trọng ……… của mọi người đối với mình.

- Biểu hiện của việc giữ chữ tín là biết giữ ............., đúng hẹn, hoàn thành nhiệm vụ,...

- Chữ tín trong cuộc sống vô cùng quan trọng. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, ...................... và dễ dàng hợp tác với nhau,...

- Để rèn luyện việc giữ chữ tín, chúng ta phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có ..................... đồng thời ................... những người không tôn trọng chữ tín, không biết giữ chữ tín.

Xem đáp án

Lời giải:

- Chữ tín là sự tin tưởng, niềm tin giữa người với người. Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.

- Biểu hiện của việc giữ chữ tín là biết giữ lời hứa, đúng hẹn, hoàn thành nhiệm vụ,...

- Chữ tín trong cuộc sống vô cùng quan trọng. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau,...

- Để rèn luyện việc giữ chữ tín, chúng ta phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm đồng thời phê phán những người không tôn trọng chữ tín, không biết giữ chữ tín.


Câu 4:

Em hãy đánh dấu X vào câu tục ngữ, thành ngữ nói về giữ chữ tín.

1. Một lần bất tín, vạn lần bất tin.

 

2. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

 

3. Quý chữ tín hơn vàng.

 

4. Mất lòng trước, được lòng sau.

 

5. Lời nói như đinh đóng cột.

 

6. Nhất ngôn tử xuất, tử mã nan truy.

 

Xem đáp án

Lời giải:

1. Một lần bất tín, vạn lần bất tin.

x

2. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

 

3. Quý chữ tín hơn vàng.

x

4. Mất lòng trước, được lòng sau.

 

5. Lời nói như đinh đóng cột.

x

6. Nhất ngôn tử xuất, tử mã nan truy.

x


Câu 5:

Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Tình huống 1: Trong thời gian mẹ đi công tác, M ở nhà đều đặn chăm sóc em như đã hứa với mẹ. Khi trở về, mẹ rất vui và khen M: “Mẹ rất hài lòng về con! Cảm ơn con!

Em có nhận xét gì về việc làm của M?

Xem đáp án

Lời giải:

- Trả lời câu hỏi tình huống 1: Việc làm của M vừa thể hiện: M đã giữ lời hứa với mẹ; vừa cho thấy tình yêu thương, sự quan tâm và giúp đỡ của M dành cho mẹ. M nên tiếp tục phát huy những hành động tốt đẹp đó.


Câu 6:

Tình huống 2: K và H là đôi bạn thân cùng lớp 7C1. K bị ốm đã mấy ngày, không đi học được. H hứa với cô giáo và trước cả lớp rằng: “Cuối tuần, em sẽ mang tập sang nhà giúp K chép bài đầy đủ”. Hôm đó, do trời mưa to nên H ngủ quên và không đến nhà để hỗ trợ K chép bài.

Em dự đoán gì về hậu quả từ việc làm của H?

Xem đáp án

- Trả lời câu hỏi tình huống 2: Hậu quả:

+ H làm mất lòng tin, sự tín nhiệm mà cô giáo và các bạn đã dành cho mình.

+ Bên cạnh đó, việc H ngủ quên, không mang vở đến cho K học có thể khiến cho K khó tiếp thu kiến thức, không theo kịp tiến độ học tập so với các bạn.


Câu 8:

Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu.

GIỮ LỜI HỨA

Hồi ở Pác Bó, Bác Hồ sống rất chan hoà với mọi người. Một hôm được tin Bác đi công tác xa, một trong những em bé thường ngày quấn quýt bên Bác chạy đến cầm tay Bác thưa:

- Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng bạc nhé!

Bác cúi xuống nhìn em bé âu yếm, xoa đầu em khẽ nói:

- Cháu ở nhà nhớ ngoan ngoãn, khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu.

Nói xong Bác vẫy chào mọi người ra đi. Hơn hai năm sau Bác quay trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi thăm sức khoẻ Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa. Bỗng Bác mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé - bây giờ đã là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói:

- Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm được, đó là “chữ tín”. Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người.

Câu hỏi:

- Em hãy nêu hành động thể hiện việc giữ chữ tín của Bác Hồ trong thông tin trên.

Xem đáp án

Lời giải:

- Yêu cầu số 1: Hành động thể hiện việc giữ chữ tín của Bác Hồ trong đoạn thông tin trên: Bác Hồ giữ lời hứa mua tặng em bé một chiếc vòng bạc khi đi công tác về.


Câu 9:

- Em hãy nêu 3 việc làm để rèn luyện việc giữ chữ tín cho bản thân sau khi đọc thông tin trên.

Xem đáp án

- Yêu cầu số 2: 3 việc làm để rèn luyện việc giữ chữ tín cho bản thân:

+ Luôn đúng hẹn, đúng giờ

+ Hoàn thành tốt và đúng thời hạn những nhiệm vụ được giao

+ Thực hiện đúng những gì đã hứa với người khác.


Câu 10:

Em hãy đọc các hành động sau và đánh dấu X vào cột tương ứng.

Hành động

Biểu hiện giữ chữ tín

Biểu hiện không giữ chữ tín

a. T hoàn thành nhiệm vụ mà nhóm đã phân công đúng hạn cho bài thuyết trình môn Giáo dục công dân sắp tới.

 

 

b. Tuần này tới phiên K trực nhật nhưng K đã quên nhiệm vụ kiểm tra điện, quạt khi lớp tan học.

 

 

c. Dù bận đi công tác xa nhà nhưng bố vẫn về dự sinh nhật H vì đã hứa từ trước.

 

 

d. N cho V mượn quyển truyện tranh. V đã hứa cuối tuần sẽ trả nhưng lại quên.

 

 

e. Y giúp đỡ H tận tình trong học tập vì đã hứa với cô giáo chủ nhiệm sẽ giúp H sau đợt kiểm tra chất lượng đầu năm.

 

 

Xem đáp án

Lời giải:

Hành động

Biểu hiện giữ chữ tín

Biểu hiện không giữ chữ tín

a. T hoàn thành nhiệm vụ mà nhóm đã phân công đúng hạn cho bài thuyết trình môn Giáo dục công dân sắp tới.

x

 

b. Tuần này tới phiên K trực nhật nhưng K đã quên nhiệm vụ kiểm tra điện, quạt khi lớp tan học.

 

x

c. Dù bận đi công tác xa nhà nhưng bố vẫn về dự sinh nhật H vì đã hứa từ trước.

x

 

d. N cho V mượn quyển truyện tranh. V đã hứa cuối tuần sẽ trả nhưng lại quên.

 

x

e. Y giúp đỡ H tận tình trong học tập vì đã hứa với cô giáo chủ nhiệm sẽ giúp H sau đợt kiểm tra chất lượng đầu năm.

x

 


Câu 11:

Em hãy chọn một thông điệp dưới đây, viết bài và thuyết trình trước lớp về giá trị của giữ chữ tín.

- Người không có chữ tín, chẳng làm chi nên việc. (Khổng Tử)

- Đừng bao giờ hứa nhiều hơn bạn có thể thực hiện. (Publilius Syrus
Xem đáp án

Lời giải:

(*) Lựa chọn thông điệp: Người không có chữ tín, chẳng làm chi nên việc.

(*) Bài viết tham khảo:

Khổng Tử từng nói: “nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã”, nghĩa là “người mà không có chữ tín sẽ không có chỗ sinh tồn”. Câu nói của Khổng Tử đã khẳng định tầm quan trọng của chữ tín đối với con người trong xã hội xưa. Cho đến ngày nay, ý nghĩa của câu nói ấy vẫn còn nguyên giá trị. Sự thật, người sống mà không biết giữ chữ tín thực không thể thành công trong bất cứ việc gì.

Tín có nghĩa là niềm tin, là giữ điều hẹn ước. Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng; không hứa suông và luôn thực hiện lời hứa của mình. Người có đức tín thì lời nói của người ấy phù hợp với hành vi, nói sao làm vậy, để tạo niềm tin nơi người khác. Người biết giữ chữ tín là người thủy chung trước sau như một, không thay lòng đổi dạ, dù hứa hẹn một việc nhỏ cũng chẳng sai lời, nói thì phải làm, sống trung thực với mọi người, với bản thân.

Chữ tín trong cuộc sống hàng ngày rất quan trọng. Sống biết giữ chữ tín sẽ gây dựng được lòng tin, mọi người tin tưởng sẽ dễ dàng giúp đỡ bạn trong cuộc sống. Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.

“Một lần bất tín vạn sự bất tin”. Cho dù bạn có tài nhưng không có được uy tín thì cũng chẳng ai theo, muốn được người khác giúp đỡ thì bản thân mình phải giữ được lòng tin trước mọi người. Trong công việc làm ăn chữ tín luôn đặt lên hàng đầu, nó quyết định đến sự thành công.

Tín – Nghĩa luôn đi cùng với nhau, có tin tưởng nhau thì mới hình thành nên ơn nghĩa. Giữ chữ tín là tạo nên sự tin tưởng mật thiết, khi đó niềm tin cao cả mới được hình thành và tạo ra các mối quan hệ bền chặt – Con người có tin tưởng nhau thì mới gắn bó được với nhau, chân thành từ đó mới được tạo ra. Khi sự chân thành được tạo lập thì cuộc sống sẽ được hòa thuận và tươi đẹp hơn. Từ những suy luận sâu xa ấy có thể nói ” Chữ tín là cầu nối giữa con người với nhau, là nền tảng để con người sống chân thành hòa thuận với nhau “.

Chữ Tín là tiền đề thúc đẩy mọi mối quan hệ. Chữ Tín là văn hóa trong kinh doanh, đem lại nét đẹp và thúc đẩy các mối quan hệ kinh doanh. Nhờ chữ Tín, con người thể sát cánh bên nhau để vượt qua mọi gian nan thử thách của cuộc đời… Và nhờ chữ tín mà hai người yêu nhau, dù xa cách cả nửa quả địa vẫn giữ trong lòng thủy chung. Có thể coi chữ tín là thứ keo dính kỳ diệu, gắn kết con người lại với nhau.

Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi chúng ta cần phải thực hiện tốt chức trách và trách nhiệm của mình, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong các mối quan hệ với mọi người (nói và làm luôn luôn phải song hành cùng nhau).

Ai cũng giả dối, không quý trọng lời hứa, thường hứa suông, nói mà không làm thì xã hội sẽ không còn có niềm tin nữa. Mọi thứ sẽ bị đảo lộn nếu con người không biết giữ chữ tín của mình, mâu thuẫn nảy sinh, tình người cũng vơi cạn dần. Sống biết giữ chữ tín là biểu hiện của phẩm chất đạo đức tốt đẹp, nhân cách cao cả.

Giữ lời hứa chỉ là một trong những biểu hiện rõ nhất mà ai cũng có thể nhận thấy được của giữ chữ tín. Bản chất, giữ chữ tín không chỉ là giữ lời hứa mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm và quyết tâm của mình khi thực hiện lời hứa ( chất lượng, hiệu quả và sự tin cậy của mọi người…) trong công việc, quan hệ xã hội và quan hệ hợp tác kinh doanh.

Với gia đình, người thân trong nhà thì chữ tín ở đây được thể hiện ở việc không chỉ giữ đúng lời hứa mà còn là sự chuẩn mực và sống có trách nhiệm với mọi người trong gia đình. Gia đình là hạt nhân của xã hội nên nếu bạn luôn giữ chữ tín và coi trọng tình thân, giữ gìn các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người thì ngoài xã hội bạn sẽ có được lợi thế rất lớn. Cha mẹ, con cái luôn tự giác và nghiêm khắc thực hiện lời hứa của mình sẽ gắn kết tình thân, càng thêm hạnh phúc. Đó là tài sản quý giá bạn có thể dành trao tặng cho người thân.

Với xã hội, chữ tín được thể hiện rất rõ trong việc bạn luôn giữ đúng các cam kết với bạn bè, với mọi người xung quanh. Ngoài ra, chữ tín còn được thể hiện thông qua việc bạn luôn giữ các chuẩn mực đạo đức trong xã hội, không làm các việc trái với luật pháp, luôn giữ mình trong sạch.

Trong công việc kinh doanh, buôn bán thì chữ tín đúng là quý hơn vàng. Chữ tín trong kinh doanh thể hiện ở việc bạn luôn thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết với đối tác. Bạn kinh doanh buôn bán luôn đảm bảo về chất lượng sản phẩm với khách hàng và thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ về bảo hành sau bán hàng

Chữ Tín không chỉ thể hiện trong mối quan hệ giữa hai người. Chữ Tín trước hết phải là Tín với bản thân mình. Nói được – làm được trước hết là tôn trọng bản thân mình. Khi đã tôn trọng bản thân mình thì sẽ hiểu được sự cần thiết phải giữ chữ Tín với người khác.

Người lớn cần làm gương cho kẻ nhỏ.Trong giáo dục đạo đức, tính gương mẫu là phương pháp hữu hiệu nhất. Người lớn không được hứa suông hay dây dưa khi thực hiện lời hứa. Đừng tập hư con nhỏ chỉ vì bận rộn trong công việc hay thái độ lảng tránh. Mỗi một lần người lớn thất hứa sẽ làm tăng lên sự thất vọng, nỗi hoài nghi và hạ thấp nhận thức của con trẻ về giá trị của chữ tín.

Thời đại càng văn minh, mặc dù các mối quan hệ đã được bảo đảm bằng hợp đồng, bằng giao ước, nhưng sự giao ước quý giá nhất vẫn là chữ Tín trong tâm của mỗi người. Chữ Tín ấy, phải được bảo đảm từ những nhỏ nhặt nhất của cuộc sống. Và chính nó, sẽ đem lại một cuộc sống văn minh nhất.

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không biết giữ chữ tín. Họ hứa nhưng không làm nhằm lợi dụng niềm tin của người khác, chiếm đoạt tiền bạc, giành lấy phần lợi về mình. Những người như thế thật đáng lên án và trừng trị.

Sống mà không có chữ tín, mọi lời nói và hành động dẫu có thật lòng cũng chẳng ai tin. Cần biết giữ chữ tín mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Dẫu có bị tổn thất, một khi bạn đã hứa với ai điều gì đó, nhất định, hãy thực hiện nghiêm túc.

Có những lời hứa vô cùng giản dị, lại có những lời hứa thật hệ trọng thiêng liêng. Có những lời hứa được thể hiện bằng lời, nhưng cũng có những lời hứa được thầm nhủ trong lòng. Có những lời hứa có được điều kiện để thực hiện, và cũng có những lời hứa chưa thể thực hiện được… Điều quan trọng không phải là điều hứa ấy là gì, có thực hiện được hay không mà là ở sự thành tâm của người hứa. Biết hứa hẹn là điều đáng quý, nhưng giữ được lời hứa càng quý giá hơn. Chữ tín đã nâng bản thân của mỗi người lên một nấc thang giá trị mới.


Câu 12:

Hãy rèn luyện việc giữ chữ tín bằng cách ghi lại những hành vi, việc làm thể hiện việc giữ chữ tín mà em đã thực hiện hằng ngày (theo mẫu).

Thời gian

Hành vi, việc làm thể hiện giữ chữ tín

Ghi chú

Thứ hai

 

 

Thứ ba

 

 

Thứ tư

 

 

Thứ 5

 

 

Thứ 6

 

 

Thứ 7

 

 

Xem đáp án

Lời giải:

(*) Tham khảo

Thời gian

Hành vi, việc làm thể hiện giữ chữ tín

Ghi chú

Thứ hai

- Đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập (môn lịch sử) đã được giao tuần trước.

 

Thứ ba

- Đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp

- Thực hiện lời hứa đến nhà bạn K học nhóm

 

Thứ tư

- Đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp

- Thực hiện lời hứa sẽ giúp bố mẹ chăm sóc em trai (khi bố mẹ vắng nhà)

 

Thứ năm

- Đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp

 

Thứ sáu

- Đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp

- Thực hiện lời hứa: mang truyện tranh đến trả bạn V

 

Thứ bảy

- Đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp

 


Câu 13:

Hãy kể về một tấm gương giữ chữ tín (khoảng 120 - 150 chữ) trong cuộc sống hằng ngày mà em biết. Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?

Xem đáp án

Lời giải:

- Tấm gương về giữ chữ tín: Chị Lành ở Long An, mưu sinh hằng ngày bằng nghề bán vé số. Một hôm, đã gần đến giờ xổ số mà chị vẫn còn nhiều vé. Chị liền gọi điện cho anh Tuấn làm nghề chạy xe ba gác thuê nhờ mua giúp. Trao đổi qua điện thaoij, anh Tuấn mua 20 tờ vé số và nhờ chị Lành giữ hộ. Chiều hôm đó, khi có kết quả xổ số, anh Tuấn có những vé trúng giải đặc biệt, với tổng số tiền 6.6 tỉ đồng. Chị Lành đã trao tận tay anh Tuấn những tờ vé số trúng thưởng.

- Bài học: Luôn giữ chữ tín trong cuộc sống.


Bắt đầu thi ngay