Tình huống 3: Trong lúc K phụ bố cuốc đất để trồng cây thì vô tình đào thấy một chiếc bình cổ. K nói với bố rằng: “Nếu chiếc bình này là cổ vật, mình bán sẽ kiếm được nhiều tiền.
Em có đồng tình với ý kiến của K không? Vì sao?
- Trả lời câu hỏi tình huống 3: Em không đồng tình với ý kiến của K, vì: hành động chiếm giữ trái phép cổ vật là hành vi vi phạm pháp luật. Trong tình huống này, bố con K nên: giữ nguyên hiện trường và nhanh chóng thông báo, giao nộp cổ vật cho cơ quan chức năng.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Em hãy viết đoạn văn (khoảng 120 chữ) chia sẻ niềm tự hào về di sản văn hoá Việt Nam và nêu các việc làm của bản thân góp phần bảo tồn di sản văn hoá.
Em hãy đọc thông điệp sau, viết bài và thuyết trình trước lớp về ý nghĩa của việc bảo tồn di sản văn hoá.
Để mất di sản, dù chỉ là một phần cũng chính là đánh mất bản sắc dân tộc.
(Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc)
- Hãy nêu các việc làm của em để giữ gìn và bảo tồn di sản văn hoá sau khi đọc thông tin trên.
Tình huống 2: Gia đình Q có truyền thống làm nghề đúc cồng chiêng, sản phẩm của gia đình Q được nhiều khách du lịch quan tâm và yêu thích. Q rất tự hào khi cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “Di sản văn hoá phi vật thể” đại diện của nhân loại. Một hôm, Q gặp ông nội và nói rằng: “Ông ơi! Ông có thể hướng dẫn cháu về cách làm cồng chiêng Tây Nguyên để sau này cháu có thể tiếp nối và giữ gìn nghề truyền thống của gia đình được không ạ!”.
Em có nhận xét gì về suy nghĩ của Q?
Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI VIỆC BẢO TỒN DI SẢN VĂN HOÁ
Trích Điều 14 Luật Di sản văn hoá năm 2001 quy định về tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ đối với việc bảo tồn di sản văn hoá như sau:
1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;
2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;
3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.
Câu hỏi:
- Em hãy liệt kê các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo tồn di sản văn hoá trong thông tin trên.
Em hãy khoanh tròn đáp án về những việc làm thể hiện việc bảo tồn di sản văn hoá.
a. Bảo vệ, tôn trọng và giới thiệu di sản văn hoá.
b. Thông báo cho cơ quan nhà nước khi phát hiện cổ vật.
c. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hoá.
d. Chiếm giữ bảo vật quốc gia do mình tìm được để sở hữu cá nhân.
e. Xử lí kịp thời những hành vi sử dụng trái phép di sản văn hoá.
Dựa vào các gợi ý, em hãy điền từ phù hợp vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau:
Gợi ý: tiên tiến, lưu truyền, tuyên truyền, tài sản, tinh thần, phát huy, vật thể
- Di sản văn hoá là sản phẩm vật chất và …………… có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được ............... từ đời này sang đời khác.
- Di sản văn hoá bao gồm: di sản văn hoá ……….. và di sản văn hoá phi vật thể.
- Di sản văn hoá là ……....... của dân tộc; thể hiện công sức, kinh nghiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng vai trò rất quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hoá Việt Nam ………….. đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hoá thế giới.
- Mỗi chúng ta cần phải tôn trọng, tự hào, giữ gìn và ………. giá trị di sản văn hoá dân tộc; đồng thời chấp hành, …………. quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.
Em hãy đọc các hành động sau và đánh dấu X vào cột tương ứng.
Hành động |
Vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa |
Không vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa |
a. Thông báo kịp thời khi phát hiện cổ vật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. |
|
|
b. Mua bán, trao đổi và cho tặng cổ vật không có giấy phép. |
|
|
c. Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc. |
|
|
d. Chiếm đoạt và sử dụng trái phép di sản văn hoá dân tộc. |
|
|
e. Chấp hành, tuyên truyền quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá. |
|
|
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Tình huống 1: Trong một lần về miền Tây Nam Bộ, H và T đi tham quan Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ tại tỉnh Bạc Liêu. H rất tự hào vì nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được UNESCO công nhận là “Di sản văn hoá phi vật thể” đại diện của nhân loại. T lại cho rằng: “Trong xã hội hiện đại, nếu chỉ nghe các loại nhạc này sẽ làm nền âm nhạc nước nhà bị lạc hậu”.
Em có đồng tình với quan điểm của T không? Vì sao?
Em hãy thiết kế và trang trí thông điệp nhằm tuyên truyền về việc bảo tồn di sản văn hoá bằng các hình thức: vẽ, cắt, dán tranh/ ảnh,... và trình bày trước lớp.