Giải VTH GDCD 7 CTST Chủ đề 5: Bảo tồn di sản văn hóa có đáp án
-
65 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dựa vào các gợi ý, em hãy điền từ phù hợp vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau:
Gợi ý: tiên tiến, lưu truyền, tuyên truyền, tài sản, tinh thần, phát huy, vật thể
- Di sản văn hoá là sản phẩm vật chất và …………… có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được ............... từ đời này sang đời khác.
- Di sản văn hoá bao gồm: di sản văn hoá ……….. và di sản văn hoá phi vật thể.
- Di sản văn hoá là ……....... của dân tộc; thể hiện công sức, kinh nghiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng vai trò rất quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hoá Việt Nam ………….. đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hoá thế giới.
- Mỗi chúng ta cần phải tôn trọng, tự hào, giữ gìn và ………. giá trị di sản văn hoá dân tộc; đồng thời chấp hành, …………. quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.
Lời giải:
- Di sản văn hoá là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
- Di sản văn hoá bao gồm: di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.
- Di sản văn hoá là tài sản của dân tộc; thể hiện công sức, kinh nghiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng vai trò rất quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hoá thế giới.
- Mỗi chúng ta cần phải tôn trọng, tự hào, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc; đồng thời chấp hành, tuyên truyền quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.
Câu 2:
Em hãy khoanh tròn đáp án về những việc làm thể hiện việc bảo tồn di sản văn hoá.
a. Bảo vệ, tôn trọng và giới thiệu di sản văn hoá.
b. Thông báo cho cơ quan nhà nước khi phát hiện cổ vật.
c. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hoá.
d. Chiếm giữ bảo vật quốc gia do mình tìm được để sở hữu cá nhân.
e. Xử lí kịp thời những hành vi sử dụng trái phép di sản văn hoá.
Câu 3:
Em hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp.
Lời giải:
Ghép nối:
Câu 4:
Em hãy đọc các hành động sau và đánh dấu X vào cột tương ứng.
Hành động |
Vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa |
Không vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa |
a. Thông báo kịp thời khi phát hiện cổ vật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. |
|
|
b. Mua bán, trao đổi và cho tặng cổ vật không có giấy phép. |
|
|
c. Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc. |
|
|
d. Chiếm đoạt và sử dụng trái phép di sản văn hoá dân tộc. |
|
|
e. Chấp hành, tuyên truyền quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá. |
|
|
Lời giải:
Hành động |
Vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa |
Không vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa |
a. Thông báo kịp thời khi phát hiện cổ vật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. |
|
x |
b. Mua bán, trao đổi và cho tặng cổ vật không có giấy phép. |
x |
|
c. Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc. |
|
x |
d. Chiếm đoạt và sử dụng trái phép di sản văn hoá dân tộc. |
x |
|
Câu 5:
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Tình huống 1: Trong một lần về miền Tây Nam Bộ, H và T đi tham quan Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ tại tỉnh Bạc Liêu. H rất tự hào vì nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được UNESCO công nhận là “Di sản văn hoá phi vật thể” đại diện của nhân loại. T lại cho rằng: “Trong xã hội hiện đại, nếu chỉ nghe các loại nhạc này sẽ làm nền âm nhạc nước nhà bị lạc hậu”.
Em có đồng tình với quan điểm của T không? Vì sao?
Lời giải:
- Trả lời câu hỏi tình huống 1: Em không đồng tình với quan điểm của H, vì:
+ Đờn ca tài tử là sản phẩm tinh thần do ông cha ta đã sáng tạo ra và lưu truyền qua nhiều năm tháng lịch sử. Đờn ca tài tử có những đặc trưng riêng, vẻ đẹp và giá trị riêng. Vì vậy, chúng ta nên chú tâm tìm hiểu để gìn giữ và phát huy loại hình âm nhạc truyền thống này.
+ Hiện nay, có nhiều loại hình âm nhạc hiện đại, như: rap, Kpop,… tuy hợp với thị hiếu của phần đông giới trẻ, nhưng cũng có nhiều bài hát mà ca từ rất nhảm nhí, vô nghĩa, phản cảm,… ảnh hưởng không tốt đến khán - thính giả.
+ Mặt khác, nếu chúng ta chỉ đam mê các loại hình nghệ thuật hiện đại mà bỏ qua nghệ thuật truyền thống, thì bản sắc văn hóa dân tộc rất dễ bị mai một.
Câu 6:
Tình huống 2: Gia đình Q có truyền thống làm nghề đúc cồng chiêng, sản phẩm của gia đình Q được nhiều khách du lịch quan tâm và yêu thích. Q rất tự hào khi cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “Di sản văn hoá phi vật thể” đại diện của nhân loại. Một hôm, Q gặp ông nội và nói rằng: “Ông ơi! Ông có thể hướng dẫn cháu về cách làm cồng chiêng Tây Nguyên để sau này cháu có thể tiếp nối và giữ gìn nghề truyền thống của gia đình được không ạ!”.
Em có nhận xét gì về suy nghĩ của Q?
- Trả lời câu hỏi tình huống 2: Suy nghĩ của Q rất đúng đẳn, thể hiện bạn Q đã biết trân trọng di sản văn hóa do cha ông để lại.
Câu 7:
Tình huống 3: Trong lúc K phụ bố cuốc đất để trồng cây thì vô tình đào thấy một chiếc bình cổ. K nói với bố rằng: “Nếu chiếc bình này là cổ vật, mình bán sẽ kiếm được nhiều tiền.
Em có đồng tình với ý kiến của K không? Vì sao?
- Trả lời câu hỏi tình huống 3: Em không đồng tình với ý kiến của K, vì: hành động chiếm giữ trái phép cổ vật là hành vi vi phạm pháp luật. Trong tình huống này, bố con K nên: giữ nguyên hiện trường và nhanh chóng thông báo, giao nộp cổ vật cho cơ quan chức năng.
Câu 8:
Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI VIỆC BẢO TỒN DI SẢN VĂN HOÁ
Trích Điều 14 Luật Di sản văn hoá năm 2001 quy định về tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ đối với việc bảo tồn di sản văn hoá như sau:
1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;
2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;
3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.
Câu hỏi:
- Em hãy liệt kê các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo tồn di sản văn hoá trong thông tin trên.
Lời giải:
- Yêu cầu số 1: Quyền và nghĩa vụ:
+ Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;
+ Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;
+ Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
+ Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
+ Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.
Câu 9:
- Hãy nêu các việc làm của em để giữ gìn và bảo tồn di sản văn hoá sau khi đọc thông tin trên.
- Yêu cầu số 2: Việc làm của em:
+ Tích cực tham gia các buổi tham quan, tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
+ Giới thiệu, quảng bá tới bạn bè trong và ngoài nước về các di sản văn hóa của dân tộc
+ Giữ gìn vệ sinh khi đi tham quan tại các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
+ Phê phán các hành vi xâm phạm, làm xấu đi hình ảnh di sản văn hóa của dân tộc
+ …
Câu 10:
Em hãy đọc thông điệp sau, viết bài và thuyết trình trước lớp về ý nghĩa của việc bảo tồn di sản văn hoá.
Để mất di sản, dù chỉ là một phần cũng chính là đánh mất bản sắc dân tộc.
(Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc)
Lời giải:
(*) Bài viết tham khảo về vấn đề: bảo tồn di sản văn hóa
Mỗi một dân tộc trên thế giới đều có một quá trình lịch sử của riêng mình. Đó là quá trình xây dựng và hình thành các truyền thống văn hoá tốt đẹp, tạo dựng sức mạnh xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong lịch sử phát triển, các di sản văn hoá là những giá trị quý báu mà mỗi con người phải ra sức giữ gìn và bảo vệ. Dân tộc Việt Nam ta cũng có rất nhiều di sản văn hoá mà chúng ta trân trọng.
Vậy di sản văn hoá là gì? Đó là những tài sản vật chất và tài sản tinh thần chứa đựng nét đẹp mà cha ông nhiều thế hệ đã dày công xây dựng và vun đắp lên. Đó có thể là một làn điệu dân ca hình thành từ lâu đời, hay là một công trình kiến trúc mang dấu ấn của quá khứ... Những di sản văn hoá có mặt ở khắp nơi, muốn giữ gìn và bảo vệ thì cần sự quan tâm của tất cả mọi người.
Chúng ta cần phải ra sức gìn giữ và bảo vệ các di sản văn hoá của đất nước, của dân tộc, bởi đây là biểu hiện rõ nhất của lòng yêu nước. Ai yêu quê hương mình mà chẳng yêu những nét đẹp truyền thống, yêu câu hát dân ca, lễ hội của làng quê hay một ngôi chùa, một đình làng xưa cũ, nơi mang trong mình những hơi thở của đời sống bao thế hệ cha ông. Từ đó, ta cũng thấy rằng bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá còn là bảo vệ nền tảng tinh thần của dân tộc. Mà nền tảng tinh thần là linh hồn của dân tộc, là bản sắc văn hoá. Nếu mất đi bản sắc đó tức là mất đi gốc rễ truyền thống, biết lấy gì để vun đắp cho tâm hồn, làm chỗ dựa trước những trào lưu phức tạp trong một thời đại toàn cầu hoá, đòi hỏi con người phải biết giữ bản sắc dân tộc không phai nhòa. Ngoài ra, di sản văn hóa của dân tộc đều có giá trị vô cùng to lớn. Làm tổn thất về di sản văn hóa chính là làm nghèo đất nước, đúng về cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Bởi di sản văn hóa giúp cho đất nước có thêm nguồn thu từ du lịch, di sản văn hóa cũng tạo nên sự hấp dẫn cho mọi vùng đất. Di sản văn hóa còn là sự kết nối các thế hệ con người Việt Nam. Sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, và tương lai là điều quan trọng để đất nước luôn phát triển bền vững.
Trong thời gian vừa quan, việc giữ gìn các di sản văn hóa rất được nhà nước ta quan tâm, nó thể hiện ở các chính sách bảo tồn và phát triển. Chúng ta có thể thấy các công trình kiến trúc xưa cổ được bảo vệ và tu sửa như chùa Một Cột, cụm di tích thành Nội Huế hay khu vườn của ba anh em Tây Sơn ở Bình Định... Những dấu tích vẻ vang của quá khứ còn in dấu trên từng viên gạch, từng cái cây cổ thụ. Mỗi một người Việt Nam đều ý thức rất rõ về tầm quan trọng của việc bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc. Bảo vệ nét đẹp văn hóa chính là bảo vệ một phần tâm hồn của mình. Nhưng có một số ít các bạn trẻ còn chưa hiểu rõ giá trị của di sản văn hóa. Hành động vẽ lên di tích hay làm tổn thương các di sản văn hóa vẫn còn đâu đó. Chúng ta cần lên án và chỉ rõ ra những sai trái đó, để di sản văn hóa dân tộc mãi tồn tại theo thời gian.
Tuổi trẻ hôm nay cần nhận thức sâu sắc về việc giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa. Mà trước tiên, chúng ta cần học tập để hiểu được các giá trị văn hóa dân tộc. cách thức bảo tồn những giá trị đó. Ngoài ra, cần tuyên truyền sâu rộng, kiên trì thực hiện những việc làm cụ thể, hữu ích để di sản văn hóa mãi vẹn nguyên giá trị.
Di sản văn hóa được hình thành không phải một sớm một chiều, mà trải qua một quãng thời gian lâu dài, khiến cho giá trị trở nên vô cùng to lớn, chứa đựng biết bao vẻ đẹp của tâm hồn dân tộc. Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa dân tộc chính là bảo vệ bản sắc, tâm hồn dân tộc mà ngàn đời trước, cha ông ta đã dựng xây và bồi đắp thành
Câu 11:
Em hãy thiết kế và trang trí thông điệp nhằm tuyên truyền về việc bảo tồn di sản văn hoá bằng các hình thức: vẽ, cắt, dán tranh/ ảnh,... và trình bày trước lớp.
Lời giải:
(*) Sản phẩm tham khảo
Câu 12:
Em hãy viết đoạn văn (khoảng 120 chữ) chia sẻ niềm tự hào về di sản văn hoá Việt Nam và nêu các việc làm của bản thân góp phần bảo tồn di sản văn hoá.
Lời giải:
(*) Bài tham khảo
Việt Nam là đất nước xinh đẹp giàu lịch sử truyền thống văn hóa dân tộc mà chúng ta cần tự hào bởi đó là công sức xây dựng, hi sinh của bao thế hệ đi trước. Ngày nay, nước ta có nhiều di sản được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia hoặc di sản văn hóa thế giới, chính vì thế, chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ những di sản văn hóa này.
Di sản văn hóa chính là những nét đẹp của thiên nhiên hoặc nét đẹp đặc trưng của một nền văn hóa nào đó đã được công nhận và vinh danh. Di sản văn hóa là một trong những giá trị tốt đẹp nhất của quốc gia, chúng ta cần biết trân trọng, giữ gìn và quảng bá nhiều hơn nữa những di sản này đến với bạn bè quốc tế.
Di sản văn hóa là những nét đặc trưng nhất của quốc gia, giúp cho đất nước của ta không bị nhầm lẫn với bất cứ một vùng lãnh thổ nào khác trên thế giới. Bên cạnh đó, di sản văn hóa còn mang lại giá trị kinh tế cho con người, cho địa phương và cho cả dân tộc. Từ những vai trò to lớn trên, chúng ta cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn những di sản văn hóa xung quanh mình cũng như của đất nước để chúng mãi xinh đẹp sống cùng thời gian. Ngoài ra giới trẻ chúng ta cần tích cực quảng bá những nét đẹp của di sản văn hóa đến với bạn bè năm châu để mở rộng bản đồ Việt Nam trên thế giới. Chúng ta - những người chủ nhân tương lai của đất nước hãy luôn trân trọng vẻ đẹp của quốc gia mình, đồng thời nỗ lực trau dồi cho bản thân những kiến thức quan trọng để kiến thiết nước nhà ngày càng vững mạnh hơn.
Bên cạnh đó ta cũng cần phê phán những con người sống vô trách nhiệm, chưa có ý thức bảo vệ và giữ gìn di sản văn hóa của dân tộc hoặc thậm chí dửng dưng, không quan tâm đến bản sắc văn hóa dân tộc mà mải mê chạy theo những giá trị văn hóa phương Tây hiện đại,…
Quê hương chỉ có một, ta cũng chỉ được sống một lần trên đời, hãy sống với tinh thần cống hiến, lòng yêu nước để giúp cho đất nước ngày càng hưng thịnh hơn, xứng đáng với công lao của bao thế hệ đi trước.