Với các kiến thức và kĩ năng về phần mềm soạn thảo văn bản và sơ đồ tư duy đã được học trong chủ đề Ứng dụng Tin học, em hoàn toàn có thể dùng để làm các bài thu hoạch hay dự án phục vụ cho việc học các môn khác ở lớp.
Em hãy sử dụng sơ đồ tư duy và phần mềm soạn thảo văn bản để làm một bài thu hoạch hoặc trình bày một dự án mà em được phân công.
Hướng dẫn:
Để xây dựng được một sơ đồ tư duy, ta cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1. Chọn khái niệm, chủ đề chính của sơ đồ.
Bước 2. Thu thập tất cả các thông tin liên quan.
Bước 3. Giữ cho sơ đồ đơn giản, ngắn gọn, chính xác, đầy đủ, lôgic và rõ ràng.
Bước 4. Bắt đầu ở chủ đề chính, thêm các chủ đề nhánh kết nối với chủ đề chính.
Bước 5. Phân nhánh nhỏ hơn từ chủ đề nhánh.
Bước 6. Bổ sung thêm hình ảnh và màu sắc để tăng hiệu quả của sơ đồ. Kiểm tra lại và chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ.
Bạn Khoa đã xây dựng sơ đồ tư duy cho bài 14. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc môn Lịch sử và Địa lí 6 như sau:
Từ bản đồ tư duy bạn Khoa đã xây dựng, em sẽ rất dễ dàng để bắt tay vào soạn thảo bài thu hoạch tìm hiểu về nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.
Trả lời:
Từ bản đồ tư duy bạn Khoa đã xây dựng, em hãy tự soạn thảo bài thu hoạch tìm hiểu về nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.
Các em tham khảo bài thu hoạch sau:
BÀI THU HOẠCH VỀ NHÀ NƯỚC VĂN LANG, ÂU LẠC 1. Tổ chức - Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng (Văn Lang), Vua Thục (Âu Lạc). - Đứng đầu nhà nước là Vua, giúp việc cho vua là Lạc hầu, Lạc tướng. Lạc Tướng đứng đầu các bộ; Bồ chính cai quản các chiềng, chạ. 2. Thành lập a) Sự thành lập nhà nước Văn Lang - Cơ sở ra đời: + Sự phát triển kinh tế dẫn đến sự phân hóa trong đời sống xã hội. + Nhu cầu đoàn kết làm thủy lợi và chống ngoại xâm. ⇒ Thế kỉ VII TCN, nhà nước Văn Lang ra đời, lãnh thổ chủ yếu ở vùng: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay. b) Sự thành lập nhà nước Âu Lạc - Cơ sở ra đời: thắng lợi của kháng chiến chống Tần xâm lược (cuối thế kỉ III TCN). - Thời gian ra đời: 208 TCN. - Phạm vi lãnh thổ chủ yếu: khu vực Bộ Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay. 3. Đời sống a) Đời sống vật chất - Kinh tế: nghề chính là trồng lúa nước, ngoài ra còn chăn nuôi, đánh bắt cá… - Thức ăn chính hàng ngày: cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá, ốc... - Nhà ở: cư dân sống trong các chiềng chạ, ở nhà sàn. - Trang phục: + Ngày thường nam đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ mặc áo, váy xẻ giữa, có yếm che ngực. + Ngày lễ, nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau. - Thuyền là phương tiện đi lại trên sông. b. Đời sống tinh thần - Trong các ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, vui chơi, nhảy múa hát ca. - Tín ngưỡng: + Thờ cúng tổ tiên, các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời... + Chôn cất người chết cùng đồ tùy táng. - Phong tục: gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình, ... 4. Các câu chuyện liên quan - Con Rồng cháu Tiên. - Thánh Gióng. - Sơn Tinh, Thủy Tinh. - Bánh Chưng, bánh Giày. (Các em tự tìm hiểu các câu chuyện trên rồi bổ sung nội dung truyện vào bài thu hoạch). |
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Em hãy sử dụng chương trình soạn thảo văn bản để soạn thảo nội dung sau và lưu lại thành tệp trên máy tính. Vẽ sơ đồ tư duy để ghi nhớ nội dung vừa soạn thảo.
An lên kế hoạch cho kì nghỉ hè sắp tới của gia đình tại bãi biển Cửa Lò như sau:
KẾ HOẠCH NGHỈ HÈ TẠI BÃI BIỂN CỬA LÒ
Nội dung |
Dự kiến |
1) Người đi cùng |
Bố, mẹ, ông nội, bà nội, em gái. |
2) Đồ mang theo |
Đồ dùng cá nhân, thuốc men, bóng, ô, bản đồ, … |
3) Phương tiện |
Ô tô, tàu hoả, … |
4) Khách sạn |
Tên khách sạn, giá phòng, các dịch vụ tiện ích, … |
5) Điểm tham quan |
Quê Bác, đảo Hòn Ngư, đảo Lan Châu, … |
6) Các hoạt động |
Xây lâu đài cát, bơi lội, ăn đồ nướng, chụp ảnh, đạp xe, thả diều, chơi bóng, chơi ở khu vui chơi, mua sắm, … |
Đề bài
Từ các kết quả thực hành trong chủ đề này, các nhóm (3 - 5 em) hãy tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thiện cuốn sổ lưu niệm của lớp.
Bước 1: Tập hợp các nội dung đã có
- Trong các bài học trước, em đã tạo các tệp văn bản chứa nội dung cuốn sổ lưu niệm của lớp như: bài viết cảm nghĩ, danh sách thành viên,... Em hãy tập hợp các nội dung đó vào một tệp văn bản có tên Soluuniem.docx.
- Để thực hiện nhiệm vụ này, em hãy khởi tạo tệp văn bản mới và thực hiện các bước sau đây:
Bước 2: Bổ sung thêm nội dung
- Xem lại sơ đồ tư duy trình bày nội dung cuốn sổ lưu niệm em đã tạo ở Bài 10 để rà soát lại nội dung xem đã đầy đủ chưa. Phân công các bạn trong nhóm thu thập thông tin, hình ảnh để bổ sung, đặc biệt là thông tin về các thầy cô giáo, các hoạt động mà lớp đã thực hiện như: hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ, tham quan,...
- Soạn thảo các nội dung bổ sung. Chú ý thực hiện các thao tác định dạng để văn bản được trình bày với bố cục hợp lí và đẹp mắt:
+ Định dạng chữ (màu sắc, cỡ chữ,...).
+ Căn chỉnh lề đoạn văn bản.
Chọn dòng/đoạn văn bản cần căn chỉnh => Nháy chuột vào thẻ Home chọn Center (biểu tượng căn giữa) để căn lề giữa.
+ Định hướng trang, lề trang.
+ Bổ sung hình ảnh.
Nháy chuột vào vị trí muốn chèn ảnh => Trong thẻ Insert, chọn Pictures => Chọn ảnh muốn chèn => Insert.
+ Chèn bảng (nếu cần).
Trong thẻ Insert, chọn Table => Di chuột để chọn số hàng và số cột mong muốn => Kích chuột trái để hoàn thành.
Trong thẻ Insert, chọn Table => Di chuột để chọn số hàng và số cột mong muốn => Kích chuột trái để hoàn thành.
+ Sử dụng chức năng Tìm kiếm và Thay thế để chỉnh sửa văn bản (nếu cần).
Tìm kiếm: Nháy chuột vào thẻ Home => Trong nhóm lệnh Editing, chọn Find => Gõ từ/cụm từ cần tìm kiếm rồi nhấn phím Enter.
Thay thế:
Bước 3: Tạo trang bìa cho cuốn sổ
Bước 4: Xem lại nội dung
Hãy tưởng tượng các em đã là người lớn. Cả lớp gặp nhau trong 1 lần họp lớp ở tương lai 50 năm sau. Hãy cùng xem lại cuốn sổ lưu niệm và nghĩ về câu hỏi "Tại sao chúng ta lại đưa nội sung này vào sổ?". Các nhóm hãy chia sẻ với cả lớp sản phẩm của mình và cả lớp cùng nhau thảo luận để cuốn sổ lưu niệm chung của cả lớp có nội dung đầy đủ và trình bày đẹp nhất.