IMG-LOGO

Câu hỏi:

05/07/2024 73

Quan sát hình 14.4 - trang 75 trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 (CTST), hãy thực hiện các nhiệm vụ dưới đây.

1. Mô tả thành Cổ Loa và nêu nhận xét về thành Cổ Loa trong việc bảo vệ Nhà nước Âu Lạc.

2. Việc xây dựng thành Cổ Loa phản ánh điều gì?

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

- Nhiệm vụ 1:
+ Mô tả: Thành Cổ Loa đắp bằng đất, gồm ba vòng khép kín, chu vi khoảng 16 000 m2, cao từ 5 m đến 10 m. Mặt ngoài dốc thẳng đứng, mặt trong dốc thoai thoải để đánh vào thì khó, đánh ra thì dẻ. Cả ba vòng thành đều có hào nước bao quanh, nối liền với nhau và nối thông với sông Hồng nên lúc nào cũng đảm bảo nước ngập. Thành nội có hình chữ nhật, nay vẫn còn di tích nơi vua thiết triều.
+ Nhận xét: thành Cổ Loa là một phòng tuyến kiên cố bảo vệ kinh đô Phong Khê của nhà nước Âu Lạc, khiến cho kẻ địch không thể đánh từ ngoài vào.
- Nhiệm vụ 2: Việc xây dựng thành Cổ Loa đã phản ánh:
+ Sự sáng tạo của người Việt cổ trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước
+ Trình độ cao về kỹ thuật xây dựng của người Việt cổ.
+ Sự phân hóa xã hội thời Âu Lạc đã rõ ràng và sâu sắc hơn thời Văn Lang (trong thành có sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính => như vậy, vua quan không những đã tách khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt chẽ, sống gần như cô lập hẳn với cuộc sống bình thường).

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nhận xét nào dưới đây không đúng về Nhà nước Âu Lạc?

A. Tổ chức bộ máy nhà nước giống với Nhà nước Văn Lang.

B. Nhà nước đã xây dựng được quân đội mạnh, có vũ khí tốt.

C. Lãnh thổ Nhà nước Âu Lạc hẹp hơn so với thời Nhà nước Văn Lang.

D. Kinh đô đóng ở Phong Khê - vùng đồng bằng màu mỡ.

Xem đáp án » 10/11/2022 197

Câu 2:

Nhà nước Văn Lang ra đời không dựa trên cơ sở nào dưới đây?

A. Xã hội có sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc.

B. Yêu cầu làm thuỷ lợi để sản xuất nông nghiệp.

C. Yêu cầu hợp sức cùng chống giặc ngoại xâm.

D. Các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội trở nên gay gắt.

Xem đáp án » 10/11/2022 119

Câu 3:

Lựa chọn một di tích (Đền Hùng hoặc Cổ Loa), hãy xây dựng một kế hoạch tham quan khu di tích cho gia đình em nhân dịp nghỉ lễ (Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 - 3 âm lịch hoặc Lễ hội Cổ Loa).

Xem đáp án » 10/11/2022 108

Câu 4:

Trong tổ chức Nhà nước Văn Lang, người đứng đầu mỗi Bộ được gọi tên là

A. Lạc hầu.

B. Lạc tướng.

C. Bồ chính.

D. Quan lang.

Xem đáp án » 10/11/2022 96

Câu 5:

Thời kì An Dương Vương gắn với sự tích nổi tiếng nào dưới đây?

A. Bánh chưng, bánh giầy.

B. Mỵ Châu - Trọng Thuỷ.

C. Thánh Gióng.

D. Lạc Long Quân - Âu Cơ.

Xem đáp án » 10/11/2022 75

Câu 6:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng lí do An Dương Vương quyết định đóng đô ở Phong Khê?

A. Phong Khê là vùng đồng bằng trù phú, màu mỡ.

B. Phong Khê là vùng đất nằm ở trung tâm đất nước.

C. Phong Khê là nơi giao lưu quan trọng của đường thuỷ và đường bộ.

D. Phong Khê là nơi có núi non trùng điệp, dễ dàng phòng thủ.

Xem đáp án » 10/11/2022 74

Câu 7:

Trong tổ chức Nhà nước Văn Lang, người đứng đầu chiềng, chạ được gọi tên là

A. Lạc hầu.

B. Lạc tướng.

C. Bồ chính.

D. Quan lang.

Xem đáp án » 10/11/2022 72

Câu 8:

Quan sát các hình 14.4, 14.5, 14.6 - trang 75, 76 trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 (CTST) và nêu nhận xét của em về Nhà nước Âu Lạc.

Xem đáp án » 10/11/2022 71

Câu 9:

Hãy nối các nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp.

Media VietJack

Xem đáp án » 10/11/2022 66

Câu 10:

Giả sử em được tham gia giữ một vị trí trong bộ máy Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, em sẽ lựa chọn vị trí nào để giúp vua Hùng, vua Thục (Thục Phán - An Dương Vương) quản lí và xây dựng đất nước? Tại sao em lựa chọn vị trí đó?

Xem đáp án » 10/11/2022 65

LÝ THUYẾT

I. Nhà nước Văn Lang

1. Sự ra đời nhà nước Văn Lang

- Cách ngày nay khoảng 2000 năm, những nhóm cư dân Việt cổ mở rộng  địa bàn cư trú, xuống đồng bằng châu thổ các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc | Chân trời sáng tạo

- Nhu cầu trị thủy, chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự liên kết giữa các bộ lạc. 

- Thế kỉ VII TCN, nhà nước Văn Lang ra đời, đứng đầu là Hùng Vương.

- Kinh đô đặt tại Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).

2. Tổ chức nhà nước Văn Lang

- Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương. Chia nước thành 15 bộ.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc | Chân trời sáng tạo

- Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. 

II. Nhà nước Âu Lạc

- Ra đời vào năm 208 TCN, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần.

- Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương. 

- An Dương Vương rời đô về  Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).

- Tổ chức bộ máy nhà nước không thay đổi nhiều so với thời Văn Lang nhưng chặt chẽ hơn, vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc | Chân trời sáng tạo