Câu hỏi trang 46 Lịch Sử lớp 6: Đọc thông tin dưới đây, quan sát hình 9.1 và lược đồ 9.2, em hãy:
- Xác định vùng cư trú chủ yếu của cư dân Trung Quốc thời cổ đại.
- Cho biết Hoàng Hà và Trường Giang đã tác động như thế nào đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại?
- Cư dân Trung Quốc cổ đại cư trú chủ yếu ở trung và hại lưu Hoàng Hà, về sau, họ mở dần địa bàn cư trú xuống lưu vực Trường Giang.
- Sự hiện diện của 2 dòng sông Hoàng Hà và Trường Giang đã có nhiều tác động tích cực và tiêu cực tới cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại:
+ Tác động tích cực:
Cung cấp nguồn nước dồi dào cho đời sống sinh hoạt và sản xuất.
Cung cấp nguồn thủy sản phong phú.
Bồi tụ nên các đồng bằng, màu mỡ (đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam) thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp.
Thượng nguồn các dòng sông là vùng đất cao, có nhiều đồng cỏ, thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc.
Là những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng, các khu vực trong cả nước.
+ Tác động tiêu cực: lũ lụt do 2 con sông gây nhiều khó khăn cho nhân dân đồng thời đặt ra nhu cầu phải tiến hành trị thủy (đào – đắp kênh/ mương; xây các công trình thủy lợi…).
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Câu hỏi 3 trang 48 Lịch Sử lớp 6: Quan sát sơ đồ 9.5, em hãy kể tên các giai cấp mới xuất hiện ở Trung Quốc và mối quan hệ giữa các giai cấp đó.
Câu hỏi 2 trang 48 Lịch Sử lớp 6: Quan sát hình 9.4, em hãy cho biết: Tần Thủy Hoàng đã làm gì để thống nhất toàn diện Trung Quốc?
Câu hỏi 1 trang 48 Lịch Sử lớp 6: Đọc thông tin bên dưới và quan sát lược đồ 9.3, em hãy nêu những nét chính về quá trình thống nhất Trung Quốc của Tần Thủy Hoàng.
Câu hỏi 1 trang 50 Lịch Sử lớp 6: Quan sát sơ đồ 9.6, em hãy kể tên các triều đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy.
I. Điều kiện tự nhiên
- Vùng cư trú chủ yếu của cư dân Trung Quốc thời cổ đại chủ yếu là trung và hạ lưu sông Hoàng Hà. Về sau họ mở rộng địa bàn cư trú xuống lưu vực Trường Giang.
- Hoàng Hà và Trường Giang đã bồi đắp nên những đồng bằng phù sa màu mỡ và là tuyến giao thông quan trọng kết nối giữa các vùng.
- Hạn chế: cư dân phải đối mặt với tình trạng lũ lụt.
II. Sơ lược quá trình thống nhất Trung Quốc và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng
- Khi nhà Chu suy yếu, trên lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang tồn tại nhiều tiểu quốc thường xuyên xảy ra chiến tranh hằm thôn tính lẫn nhau.
- Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc. Sau đó ông thực hiện nhiều chính sách thống nhất hệ thống đo lường, tiền tệ. chữ viết..
- Xã hội Trung Quốc cũng phân hóa sâu sắc. Các giai cấp mới xuất hiện là địa chủ và nông dân lĩnh canh.
III. Từ đế chế Hán, Nam – Bắc triều đến nhà Tùy
- Từ nhà Hán đến nhà Tùy, trải qua các triều đại và thời kì chia cắt lần lượt là:
+ Nhà Hán (206 TCN-220),
+ Thời Tam quốc (220-280).
+ Nhà Tấn (280 - 420),
+ Thời Nam - Bắc triều (420 - 589),
+ Thời Tùy (589 - 618).
IV. Những thành tựu văn minh tiêu biểu
- Tư tưởng: xuất hiện nhiều trường phái tư tưởng khác nhau như : Nho gia, Đạo gia,… nhưng nổi bật với Nho gia do Khổng Tử sáng lập.
- Chữ viết: dùng chữ tượng hình được khắc trên mai rùa, chuông, đỉnh đồng....
- Văn học: tác phẩm văn học cổ nhất là Kinh Thi.
- Sử học: có nhiều bộ sử lớn, đồ sộ.
- Y học: phát triển với nhiều cách chữa bệnh bằng thảo dược, bấm huyệt, châm cứu,…
- Kĩ thuật: dụng cụ đo động đất, kĩ thuật dệt tơ lụa, kĩ thuật làm giấy…
- Kiến trúc và điêu khắc: có nhiều cung điện, đền, tháp,lăng tẩm,... tiêu biểu nhất là Vạn lí trường thành