Thứ năm, 16/05/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

10/11/2022 202

Câu hỏi 3 trang 50 Lịch Sử lớp 6: Em có đồng ý với quan điểm: “Tiên học lễ, hậu học văn” không? Lí giải sự lựa chọn của em.

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”:

+ “Tiên học lễ” có nghĩa là: việc đầu tiên khi bắt đầu sự học là mỗi người phải học các đức tính tốt đẹp, học cách cư xử, đối nhân xử thế…. Học và tu dưỡng đạo đức để trở thảnh người tốt, người có tấm lòng nhân ái, vị tha, biết kính trên nhường dưới, hiểu lễ nghĩa…

+ “Hậu học văn” có nghĩa là: sau khi học, tu dưỡng về đạo đức mới học về văn hóa, học về tri thức, chiếm lĩnh và làm chủ tri thức…

=> Ý nghĩa của câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” là: khuyên mỗi chúng ta nên học cách ứng xử, tu dưỡng đạo đức trước rồi mới bàn đến vấn đề học hỏi kiến những kiến thức văn hóa.

- Em đồng ý với quan điểm “Tiên học lễ, hậu học văn”, vì: đạo đức, lễ nghĩa là nền tảng nhân cách của mỗi con người: cho dù một người tài giỏi, có hiểu biết sâu rộng nhưng phẩm chất đạo đức không tốt; thì những kiến thức họ có được sẽ dễ mang lại những điều xấu, không có lợi cho mọi người xung quanh. Tuy đề cao việc tu dưỡng đạo đức, song chúng ta cũng cần học tập, trau dồi tri thức. Bởi, nếu một người có phẩm chất đạo đức tốt nhưng lại không học hỏi kiến thức văn hóa thì không giúp ích được nhiều cho bản thân và xã hội.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Luyện tập 1 trang 52 Lịch Sử lớp 6: Theo em, tại sao Hoàng Hà được gọi là “sông Mẹ của Trung Quốc”? Từ đó, em hãy kể tên “sông Mẹ” của Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ.

Xem đáp án » 10/11/2022 177

Câu 2:

Luyện tập 2 trang 52 Lịch Sử lớp 6: Em hãy nêu vai trò của nhà Tần đối với lịch sử Trung Quốc.

Xem đáp án » 10/11/2022 159

Câu 3:

Câu hỏi 3 trang 48 Lịch Sử lớp 6: Quan sát sơ đồ 9.5, em hãy kể tên các giai cấp mới xuất hiện ở Trung Quốc và mối quan hệ giữa các giai cấp đó.

Soạn, giải bài tập Lịch Sử lớp 6 hay nhất - Chân trời sáng tạo

 

Xem đáp án » 10/11/2022 132

Câu 4:

Vận dụng 3 trang 52 Lịch Sử lớp 6: Theo em, việc phát minh ra kĩ thuật làm giấy có vai trò gì đối với sự phát triển của xã hội hiện nay?

Xem đáp án » 10/11/2022 127

Câu 5:

Câu hỏi 2 trang 48 Lịch Sử lớp 6: Quan sát hình 9.4, em hãy cho biết: Tần Thủy Hoàng đã làm gì để thống nhất toàn diện Trung Quốc?

Soạn, giải bài tập Lịch Sử lớp 6 hay nhất - Chân trời sáng tạo

Xem đáp án » 10/11/2022 120

Câu 6:

Câu hỏi 2 trang 50 Lịch Sử lớp 6: Em hãy kể tên một số thành tựu cơ bản của văn minh Trung Quốc thời cổ đại.

Xem đáp án » 10/11/2022 112

Câu 7:

Câu hỏi trang 46 Lịch Sử lớp 6: Đọc thông tin dưới đây, quan sát hình 9.1 và lược đồ 9.2, em hãy:

- Xác định vùng cư trú chủ yếu của cư dân Trung Quốc thời cổ đại.

- Cho biết Hoàng Hà và Trường Giang đã tác động như thế nào đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại?

Soạn, giải bài tập Lịch Sử lớp 6 hay nhất - Chân trời sáng tạo

Xem đáp án » 10/11/2022 96

Câu 8:

Câu hỏi 1 trang 50 Lịch Sử lớp 6: Quan sát sơ đồ 9.6, em hãy kể tên các triều đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy.

Soạn, giải bài tập Lịch Sử lớp 6 hay nhất - Chân trời sáng tạo

Xem đáp án » 10/11/2022 83

Câu 9:

Câu hỏi 1 trang 48 Lịch Sử lớp 6: Đọc thông tin bên dưới và quan sát lược đồ 9.3, em hãy nêu những nét chính về quá trình thống nhất Trung Quốc của Tần Thủy Hoàng.

Soạn, giải bài tập Lịch Sử lớp 6 hay nhất - Chân trời sáng tạo

 

Xem đáp án » 10/11/2022 80

LÝ THUYẾT

I. Điều kiện tự nhiên

- Vùng cư trú chủ yếu của cư dân Trung Quốc thời cổ đại chủ yếu là trung và hạ lưu sông Hoàng Hà. Về sau họ mở rộng địa bàn cư trú xuống lưu vực Trường Giang.

- Hoàng Hà và Trường Giang đã bồi đắp nên những đồng bằng phù sa màu mỡ và là tuyến giao thông quan trọng kết nối giữa các vùng.

- Hạn chế: cư dân phải đối mặt với tình trạng lũ lụt.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII | Chân trời sáng tạo

II. Sơ lược quá trình thống nhất Trung Quốc và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng

- Khi nhà Chu suy yếu, trên lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang tồn tại nhiều tiểu quốc thường xuyên xảy ra chiến tranh hằm thôn tính lẫn nhau.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII | Chân trời sáng tạo

- Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc. Sau đó ông thực hiện nhiều chính sách thống nhất hệ thống đo lường, tiền tệ. chữ viết.. 

- Xã hội Trung Quốc cũng phân hóa sâu sắc. Các giai cấp mới xuất hiện là địa chủ và nông dân lĩnh canh. 

III. Từ đế chế Hán, Nam – Bắc triều đến nhà Tùy

- Từ nhà Hán đến nhà Tùy, trải qua các triều đại và thời kì chia cắt lần lượt là: 

+ Nhà Hán (206 TCN-220), 

+ Thời Tam quốc (220-280).

+ Nhà Tấn (280 - 420), 

+ Thời Nam - Bắc triều (420 - 589),

+ Thời Tùy (589 - 618).

IV. Những thành tựu văn minh tiêu biểu

- Tư tưởng: xuất hiện nhiều trường phái tư tưởng khác nhau như : Nho gia, Đạo gia,… nhưng nổi bật với Nho gia do Khổng Tử sáng lập. 

- Chữ viết: dùng chữ tượng hình được khắc trên mai rùa, chuông, đỉnh đồng....

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII | Chân trời sáng tạo

- Văn học: tác phẩm văn học cổ nhất là Kinh Thi.

- Sử học: có nhiều bộ sử lớn, đồ sộ.

- Y học: phát triển với nhiều cách chữa bệnh bằng thảo dược, bấm huyệt, châm cứu,…

- Kĩ thuật: dụng cụ đo động đất, kĩ thuật dệt tơ lụa, kĩ thuật làm giấy…

- Kiến trúc và điêu khắc:   có nhiều cung điện, đền, tháp,lăng tẩm,... tiêu biểu nhất là Vạn lí trường thành

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII | Chân trời sáng tạo