Cho từng cặp câu sau:
a1. Giọng bà trầm bổng, ngân nga.
a2. Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông.
b1. Cô Gió lách qua khe cửa kính.
b2. Cô Gió nhẹ nhàng khẽ lách qua khe cửa kính.
c1. Con chim đã không cứu được nó.
c2. Con chim cánh to cánh nhỏ đã không cứu được nó.
d1. Con vật lồng lộn.
d2. Cơn vật bỗng lồng lộn khắp phòng, như đau đớn, như căm phẫn.
đ1. Chú cừu cố dướn người, đưa chiếc mõm hồng hồng xinh xinh ve vuốt hai chị em.
đ2. Chú cừu trắng muốt hiền lành có dướn người, đưa chiếc mõm hồng hồng xinh xinh ve vuốt hai chị em.
Em hãy:
a. Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ của các câu trên.
b. Câu thứ hai trong từng cặp câu trên có thành phần nào được mở rộng bằng cụm từ? Xác định loại cụm từ (cụm danh từ, cụm động từ hay cụm tính từ) được đùng để mở rộng trong những câu ấy. Nêu tác dụng của việc sử dụng những cụm từ ấy để mở rộng các thành phần chính của câu.
Chủ ngữ và vị ngữ trong các câu được xác định ranh giới bằng dấu gạch xiên và chủ ngữ được đánh dấu bằng cách in đậm.
a1. Giọng bà / trầm bổng, ngân nga.
a2. Giọng bà /trầm bỗng, ngân nga như tiếng chuông.
Câu a2 có một phần của vị ngữ được mở rộng bằng cụm động từ “ngân nga như tiếng chuông”.
b1. Cô Gió / lách qua khe cửa kính.
b2. Cô Gió / nhẹ nhàng khẽ lách qua khe cửa kính.
Câu b2 được mở rộng bằng cách biến vị ngữ của câu từ cụm động từ đơn giản thành cụm động từ có thông tin cụ thể, chi tiết hơn.
cl. Con chim / đã không cứu được nó.
c2. Con chim cánh to cánh nhỏ / đã không cứu được nó.
Câu c2 được mở rộng bằng cách biến chủ ngữ của câu từ cụm danh từ đơn giản thành cụm danh từ có thông tin cụ thể, chi tiết hơn.
dl. Con vật / lồng lộn.
d2. Con vật / bỗng lồng lộn khắp phòng, như đau đớn, như căm phẫn.
Câu d2 được mở rộng bằng cách biến vị ngữ của câu từ một từ thành một cụm động từ.
đ1. Chú cừu / cố dướn người, đưa chiếc mõm hồng hồng xinh xinh ve vuốt hai chị em.
đ2. Chú cừu trắng muốt hiền lành / cố dướn người, đưa chiếc mõm hồng hồng xinh xinh ve vuốt hai chị em.
Câu đ2 được mở rộng bằng cách biến chủ ngữ từ cụm danh từ đơn giản thành cụm danh từ có thông tin chi tiết, cụ thể hơn và biến vị ngữ từ cụm động từ đơn giản thành cụm động từ có thông tin cụ thể, chi tiết hơn.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Cụm từ “sực nhớ” trong đoạn văn sau có thể được thay bằng những cách diễn đạt khác như “tha thiết nhớ”, “bôi hồi nhớ” không? Hãy lí giải câu trả lời của em.
May nhờ có giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ, ông mới sực nhớ quê nhà. Không ngờ cái xóm nhỏ heo hút này lại giống cái xóm của ông thời thơ ấu đến thế. Bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn, ông quên khuấy đi mất.
(Trần Đức Tiến, Giọt sương đêm)
Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ của các câu dưới đây.
Dùng cụm từ để mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ, hoặc cả hai thành phần chính trong các câu ấy. Sau đó so sánh để làm rõ sự khác biệt nghĩa giữa câu mở rộng và câu trước khi mở rộng.
a. Mưa rơi.
b. Chim chao mình sát mặt nước, nghiêng ngó.
c. Gió nổi lên.
d. Thầy giáo Cóc nhìn Éch Cốm.
đ. Tiếng hát vang lên:
Dung dăng dung dẻ,
Chúng ta vui vẻ,
Đến lớp học hành.
a. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
(Tô Hoài, Bài học đường đời đầu tiên)
b. Tôi hiểu, khu vườn là món quà bất tận của tôi. Mỗi một bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là món quà lớn.
(Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ)
Nối thành ngữ (cột A) với phần giải thích nghĩa tương ứng (cột B):
A ( Thành ngữ) |
B (Nghĩa của thành ngữ) |
1. Tắt lửa tối đèn |
a. Chỉ tính chuyện tạm bợ trước mắt, không suy nghĩ đến chuyện lâu dài. |
2. Hôi như cú |
b. Tiết kiệm, tằn tiện trong tiêu dùng, để dành tiền làm việc khác. |
3. Ăn xổi ở thì |
c. Khen ai làm gì rất nhanh. |
4. Thắt lưng buộc bụng |
d. Hôi hám, có ý chê bai, chế giễu. |
5. Nhanh như cắt |
đ. Lúc khó khăn, hoạn nạn cần đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. |
Đọc từng cặp câu sau:
a1. Đôi khi, chim bay lên.
a2. Đôi khi, những bầy chim hoang dại bay vù lên một loạt.
b1. Trên những ngọn cây già nua, là vàng khua.
b2. Trên những ngọn cây già nua, những chiếc lá vàng còn sót lại cuỗi cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ.
c1. Tóc mẹ đen và dày.
e2. Tóc mẹ đen và dày, phủ kín cả hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối.
Em hãy:
- So sánh nghĩa của từng cặp câu trên.
- Xác định nguyên nhân khiến cho nghĩa của từng cặp câu khác nhau.
Nối tên tác phẩm ở cột A với tên tác nội dung ở cột B cho phù hợp
A | B |
1. Cây tre Việt Nam | a. Cảnh vượt thác của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn |
2. Cô Tô | b. Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng và hoạt động của con người trên đảo |
3. Lượm | c. Cây tre – người bạn thân thiết và là biểu tượng của dân tộc |
4. Vượt thác | d. Hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Em đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi |