Em hãy tùy chọn chi tiết mà mình muốn chia sẻ cảm nhận. Khi nói về chỉ tiết đã chọn ấy, nên quan tâm làm rõ ý nghĩa biểu trưng của nó. Một vài chi tiết đáng chú ý:
- Câu nói thứ hai thốt ra từ miệng Thánh Gióng không phải câu vòi mẹ, đòi ăn mà là câu nhận sứ mệnh đánh giặc. Rõ ràng Thánh Gióng không phải là người thường, Thánh Gióng sinh ra để thực hiện chức năng cứu giống nòi, dân tộc trước họa xâm lăng. Câu nói của Thánh Gióng phản ánh tình thế tổn tại rất đặc biệt và khả năng vượt lên tình thế đó của dân tộc ta ngay từ buổi đầu dựng nước.
- Chi tiết “chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ oai
phong lẫm liệt” muốn nói đến sự trỗi dậy kì diệu của sức sống dân tộc mỗi khi gặp thử thách ngặt nghèo. Trong tình thế bức bách, tất cả đều lớn vượt lên, không theo nhịp độ thời gian bình thường mà theo nhịp độ đặc biệt.
- Chi tiết Thánh Gióng đánh giặc xong, cởi giáp sắt bỏ lại và bay thẳng lên trời càng nhấn mạnh thêm bản chất phi thường và tính chất chức năng của hình tượng nhân vật này. Thánh Gióng như là hiện thân của lực lượng hộ quốc tiềm ẩn mà người dân Việt luôn tin tưởng. Lực lượng ấy không dễ nhận biết bằng con mắt trần tục. Nó sẽ chứng tỏ sức mạnh khi cần thiết, sau đó biến đi, hoà lẫn vào những giá trị tinh thần bất tử khác của dân tộc.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đền thờ Thục An Dương Vương – một vị vua có công lớn trong buổi đầu dựng nước. Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào dịp rằm tháng Hai âm lịch hằng năm, thu hút đông đảo người dân về dự. Sau nhiều năm bị lãng quên, năm 1993, lễ hội đền Cuông được phục hồi. Từ đó đến nay, lễ hội được duy trì hằng năm và trở thành một sinh hoạt văn hóa tâm linh không thể thiếu của người dân Nghệ An và du khách thập phương.
[…] Gần 20 năm qua, lễ hội đền Cuông được tổ chức hằng năm với các lễ nghi trang trọng mà linh thiêng: lễ khai quang, lễ cáo trung thiên, lễ yết, lễ rước, lễ đại tế và lễ tạ. Lễ khai quang diễn ra đầu tiên, được tổ chức vào ngày 12 tháng Hai âm lịch để xin phép các vị thần cho nhân dân dọn dẹp đền, chuẩn bị cho lễ hội. Sau lễ khai quang là lễ cáo trung thiên được tổ chức vào sáng ngày 14 tháng Hai để báo cáo với các vị thần rằng công việc dọn dẹp đền đã hoàn thành, mời các vị về đền tham dự lễ hội và chứng giám cho lòng thành kính của nhân dân. Lễ yết diễn ra vào chiều tối ngày 14 tháng Hai, còn có lễ rước vua và công chúa vi hành. Sáng 15 tháng Hai tiến hành lễ rước vua, công chúa và tướng Cao Lỗ từ đình Xuân Ái về đền Cuông. Sau đó là lễ đại tế. Lễ đại tế là lễ chính, bao gồm 8 bước. Trình tự và nội dung của buổi lễ tương tự như lễ yết, nhưng có thêm hai lần dâng hương, rượu. Lễ tạ được tổ chức vào sáng ngày 16 tháng Hai để tạ ơn các vị thần đã về dự lễ. Trong thời gian lễ hội, ban ngày có các trò chơi truyền thống, thi đấu thể thao như đánh đu, chọi gà, kéo co, cờ người, biểu diễn võ cổ truyền, thi đấu bóng chuyền, hội trại, …ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt lửa trại, …Không khí lễ hội thật là hấp dẫn, tưng bừng, náo nhiệt.
(Theo Anh Tuấn, Đền Cuông: truyền thuyết và lễ hội,
tạp chí điện tử Văn hóa Nghệ An, ngày 29/3/2012)
Văn bản có đoạn được trích ở trên thuộc loại văn bản gì?
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Truyền thuyết dân gian thường được kể để minh giải cho truyền thống, tập tục, nghi lễ. Ngược lại, chính những yếu tố đó của văn hóa dân gian lại là một bằng chứng về tính xác thực của truyền thuyết. Điều đáng chú ý là người kể truyền thuyết bao giờ cũng muốn làm cho người nghe tin vào tính chất xác thực của câu chuyện được họ kể lại, mặc dù tính chất hư cấu thường có nhiều chất kì ảo của nó. Và người nghe cũng luôn tin vào những điều giải thích như thế, kể cả những điều giải thích đượm chất hoang đường.
(Đỗ Bình Trị, Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian,
NXB Giáo dục, 2002, tr. 60)
Nội dung đoạn trích nói về vấn đề gì?
Nối tên tác phẩm ở cột A với tên tác nội dung ở cột B cho phù hợp
A | B |
1. Cây tre Việt Nam | a. Cảnh vượt thác của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn |
2. Cô Tô | b. Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng và hoạt động của con người trên đảo |
3. Lượm | c. Cây tre – người bạn thân thiết và là biểu tượng của dân tộc |
4. Vượt thác | d. Hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Em đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi |