Tôi chính thức trở thành một người phụ bếp trong cung sau biết bao nhiêu việc làm không thành công. Hàng ngày, tôi bỏ phần cơm của mình vào hai chiếc nồi con buộc chặt ở hai bên tạp dề để về nhà ăn cùng chồng mình.
Hôm ấy trong cung tổ chức hôn lễ cho hoàng tử, con đầu lòng của nhà vua. Trước cảnh tượng nguy nga, lộng lẫy kia, tôi tủi cho chính bản thân mình. Cũng chỉ vì cái tính kiêu căng, ngông cuồng của mình đã khiến tôi trở nên thấp hèn và khổ cực như bây giờ.
Bỗng nhà vua bước lại, nắm lấy tay tôi mời tôi nhảy khiến tôi sợ hãi vô cùng. Nhanh chóng tôi nhận ra đó là Vua chích choè. Sự thật này càng khiến tôi bối rối. Tôi né tránh nhưng đã bị vua kéo vào giữa phòng làm dây buộc nồi đứt, hai cái nồi rơi xuống đất, súp và bánh mì vung ra khắp nền nhà.
Tôi vô cùng xấu hổ trước những ánh mắt tò mò và lời gièm pha của những người chứng kiến. Sợ hãi, tôi càng cố gắng bỏ chạy nhưng vẫn bị vua chích choè giữ lại. Chàng nói với tôi rằng chàng chính là người hát rong, chàng kị sĩ. Chàng làm tất cả những việc này cũng vì muốn uốn nắn tính kiêu ngạo, ngông cuồng của tôi. Tôi khóc vì nhận ra những điều sai trái của mình. Sau đó, hôn lễ của Vua chích choè với tôi đã diễn ra rất vui vẻ và hạnh phúc.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tự nhiên ở trên không có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt. Nhưng khi chim sẻ đã bay đi rồi, Tấm lại nức nở khóc. Bụt lại hỏi:
- Con làm sao còn khóc nữa?
- Con rách rưới quá, người ta không cho con vào xem hội.
- Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ mọi thứ cho con trẩy hội.
Tấm vâng lời, đi đào các lọ lên. Đào lọ thứ nhất lấy ra được một bộ áo mớ ba, một cái xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Đào lọ thứ hai lấy được một đôi giày thêu, đi vừa như in. Lọ thứ ba đào lên thì thấy một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuống đất bỗng chốc nó hí vang lên và biến thành ngựa thật. Đào đến lọ cuối cùng thì lấy ra được một bộ yên cương xinh xắn.
Tấm mừng quá vội tắm rửa rồi thắng bộ vào, đoạn cưỡi lên ngựa mà đi. Ngựa phóng một chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi phóng qua một chỗ lội, Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống nước không kịp nhặt. Khi ngựa dừng lại ở đám hội, Tấm lấy khăn gói chiếc giày còn lại rồi chen vào biển người.
(Nguyễn Đổng Chi, Tấm Cám, trích Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 2,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr. 1170)
Đọc lại văn bản Cây khế (từ Trên lưng chim bước xuống đến bay về núi, về rừng) trong SGK (tr. 34) và trả lời câu hỏi:
Hãy tóm tắt đoạn trích trong một vài câu.
Giải nghĩa từ cất trong hai câu sau, từ đó cho biết nhờ đâu ta xác định được nghĩa của từ cất ở từng trường hợp:
a. Đêm nay anh đến phiên đi canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó đi thay anh một đêm, đến sáng lại về.
Nối tên tác phẩm ở cột A với tên tác nội dung ở cột B cho phù hợp
A | B |
1. Cây tre Việt Nam | a. Cảnh vượt thác của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn |
2. Cô Tô | b. Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng và hoạt động của con người trên đảo |
3. Lượm | c. Cây tre – người bạn thân thiết và là biểu tượng của dân tộc |
4. Vượt thác | d. Hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Em đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi |