Giải SBT Ngữ Văn lớp 6 KNTT Bài 7: Thế giới cổ tích có đáp án
-
122 lượt thi
-
53 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hai đoạn đầu của truyện (từ Ngày xưa đến sống chung với mẹ con Lý Thông)
có những thông tin sau:
- Thời gian: ngày xưa.
- Nhân vật Thạch Sanh: mồ côi cha mẹ, nhà nghèo, sống trong túp lều dưới gốc đa, làm nghề đốn củi, có sức khoẻ hơn người, thật thà, tình cảm, dễ tin người.
- Nhân vật Lý Thông: làm nghề nấu rượu, luôn toan tính, mưu mô.
- Sự kiện: Lý Thông gạ Thạch Sanh kết nghĩa anh em, Thạch Sanh rời bỏ túp lều dưới gốc đa đến ở với mẹ con Lý Thông.
Như vậy, hai đoạn ngắn mở đầu chứa đựng nhiều thông tin, gắn với sự phát triển của câu chuyện.
Câu 2:
- Trong truyện, Thạch Sanh đã làm những việc như sau:
+ Chấp nhận kết nghĩa anh em với Lý Thông và giã từ túp lều dưới gốc đa để về ở với mẹ con Lý Thông.
+ Nhận lời đi canh miếu thay cho Lý Thông, nửa đêm chém chết trăn tinh, xả xác trăn tinh khổng lồ làm hai, chặt đầu, nhặt bộ cung tên bằng vàng của trăn tinh.
+ Bị Lý Thông lừa dối để cướp công giết trăn tinh, Thạch Sanh về lại gốc đa, ngày ngày đi đốn củi.
+ Đại bàng cắp công chúa bay qua phía trên túp lều, Thạch Sanh dùng cung tên bằng vàng bắn trúng, và lần theo vết máu tìm được chỗ ở của đại bàng.
+ Nhận lệnh vua đi tìm công chúa, Lý Thông lại đến túp lều của Thạch Sanh để cậy nhờ. Thạch Sanh đã xuống hang giết đại bàng, cứu công chúa. Sau khi công chúa được đưa lên, Thạch Sanh bị Lý Thông hãm hại bằng cách dùng đá lấp cửa hang.
+ Thạch Sanh đi sâu vào hang, dùng cung tên bằng vàng bắn tan cũi sắt cứu con vua Thuỷ Tề, được vua Thuỷ Tề tiếp đãi rất hậu và được tặng một cây đàn.
+ Hồn trăn tinh và đại bàng hợp sức báo oán, Thạch Sanh bị vu vạ và bị bắt giam
vào ngục. Trong ngục, Thạch Sanh đem đàn ra gảy khiến công chúa đang bị câm bỗng lại nói cười. Nàng xin vua cha cho gọi người đánh đàn vào cung.
+ Sau khi kể lại cho nhà vua nghe toàn bộ sự thật, Thạch Sanh được giải oan, được nhà vua gả công chúa cho.
+ Đối phó với hoàng tử các nước chư hầu, Thạch Sanh đem đàn ra gảy, khiến binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân. Thạch Sanh thết đãi hàng vạn binh lính của mười tám nước bằng cơm trong một cái niêu, nhưng họ ăn mãi không hết.
- Một số hành động của Thạch Sanh làm cho truyện trở nên hấp dẫn vì:
+ Thứ nhất, đó là những việc phi thường, không ai làm nổi (giết trăn tinh, chém đại bàng cứu công chúa,...).
+ Thứ hai, có sự tham gia của đồ vật hoặc con vật có tính chất kỳ ảo (những con vật sống lâu thành tinh như trăn tỉnh, đại bàng; bộ cung tên bằng vàng, cây đàn, niêu cơm thần kì,...).
Câu 3:
Cách đối xử của Lý Thông với Thạch Sanh thể hiện qua những ý nghĩ và việc làm:
- Thấy Thạch Sanh khoẻ mạnh, Lý Thông nghĩ: “Người này khoẻ như voi. Nếu nó về ở cùng ta thì lợi bao nhiêu.".
- Lý Thông lừa Thạch Sanh lên miếu trăn tinh để nộp mạng thay cho mình.
- Thấy Thạch Sanh chém được trăn tinh, Lý Thông nói dối buộc Thạch Sanh đi trốn để mình đem đầu trăn tỉnh vào cung vua báo công, lĩnh thưởng.
- Sau khi nhờ được Thạch Sanh cứu công chúa từ hang đại bàng, Lý Thông cho quân lính lấy đá lấp cửa hang để giết Thạch Sanh.
Thâm độc, xảo trá, tham lam là những từ có thể dùng để nói về bản chất con người Lý Thông.
Câu 4:
Câu 5:
a. Một hôm công chúa đang ngồi trên lầu cao bỗng bị một con đại bàng khổng lồ bay đến quắp đi. […] Nhà vua vô cùng đau đớn bèn sai Lý Thông đi tìm, hứa sẽ gả công chúa và nhường ngôi cho.
b. Mũi tên trúng vào cánh đại bàng. Nó đau đớn, quằn quại nhưng gắng sức bay về đến hang trong núi sâu.
Nghĩa của từ đau đớn ở hai trường hợp có sự khác nhau:
- Trong câu a, sự đau đớn thể hiện ở mặt tình cảm, tỉnh thần. Công chúa bị đại bàng quắp đi, sự mất mát đó khiến nhà vua xót xa, không thể chịu đựng nổi.
Câu 6:
Câu 7:
Câu 8:
Câu 10:
Câu 11:
Câu 13:
Câu 14:
Câu 16:
Câu 17:
- Một số chỉ tiết kì ảo gắn với nhân vật Sọ Dừa:
+ Bà mẹ, do uống nước mưa trong cái sọ dừa mà có mang, đẻ ra một cục thịt đỏ hỏn, chỉ có mắt mũi, không có mình mẩy, tay chân.
+ Sọ Dừa thường lăn sau đàn bò để đi chăn bò.
+ Đi chăn bò, khi vắng người, Sọ Dừa biến thành chàng trai mặt mũi khôi ngô, ngồi võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ.
+ Gia đình vốn nghèo, nhưng chỉ sau một đêm, Sọ Dừa có đầy đủ lễ vật theo yêu cầu của phú ông.
+ Khi chia tay vợ để đi sứ, quan trạng (Sọ Dừa) giao cho vợ hòn đá lửa, con dao, hai quả trứng gà, sau này tất cả những vật đó đều giúp vợ phòng thân rất hiệu quả.
- Ngoài ra, trong truyện còn có một số chỉ tiết kì ảo khác: Cô em út bị hai chị đẩy xuống biển, bị cá kình nuốt vào bụng đã dùng dao đâm chết cá, chờ khi cá trôi dạt vào một hòn đảo mới rạch bụng cá chui ra; con gà biết gáy thành tiếng người như một lời thơ để gọi quan trạng;...
Câu 18:
Câu 19:
Câu 20:
Câu 21:
Câu 22:
Từ cách giải thích cụm từ dị hình dị dạng trong phần chú thích ở trang 48 của
SGK, ta có thể suy đoán nghĩa của một số từ có yếu tố dị với nghĩa là khác, lạ:
- dị nhân nghĩa là người khác thường
- dị vật nghĩa là vật lạ
- dị thường nghĩa là khác thường.
Câu 23:
Câu 24:
Đặc điểm của truyện cổ tích thể hiện qua những yếu tố sau đây ở đoạn trích:
- Thời gian không xác định: bấy giờ, năm ấy,...
- Không gian không xác định: trong vùng
- Con vật có tính chất kì ảo: trăn tinh bị Thạch Sanh xả đôi xác, hiện nguyên hình là con trăn khổng lồ, để lại bên mình bộ cung tên bằng vàng.
- Nhân vật chia ra hai loại thiện - ác rõ ràng (Thạch Sanh thật thà, tin người; Lý Thông thâm độc, xảo trá).
Câu 25:
Thạch Sanh dễ dàng nhận lời đi canh miếu thay cho Lý Thông là vì:
- Khi đã nhận Lý Thông làm anh kết nghĩa, Thạch Sanh không bao giờ chối từ việc anh nhờ.
- Thạch Sanh không hề biết lên miếu là để nộp mạng cho trăn tinh ăn thịt.
Câu 26:
Trong đoạn trích, sự thâm độc của Lý Thông thể hiện qua những chỉ tiết:
- Thấy Thạch Sanh khoẻ mạnh, Lý Thông nảy ra ý nghĩ đưa Thạch Sanh về ở cùng để lợi dụng, bèn gạ Thạch Sanh kết nghĩa anh em.
- Lý Thông nói dối nhờ Thạch Sanh đi canh miếu hộ, nhưng thực ra lừa chàng lên đó nộp mạng cho trăn tinh thay mình.
- Thấy Thạch Sanh đưa đầu trăn tinh về, Lý Thông nói dối buộc chàng phải trốn đi để hắn cướp công.
Câu 27:
Giải nghĩa từ cất trong hai câu sau, từ đó cho biết nhờ đâu ta xác định được nghĩa của từ cất ở từng trường hợp:
a. Đêm nay anh đến phiên đi canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó đi thay anh một đêm, đến sáng lại về.
Ở câu a, cất có nghĩa là nấu (ở đây là nấu rượu). Ở câu b, cất có nghĩa là âm thanh bắt đầu xuất hiện (ở đây là tiếng đàn), có thể nghe được bằng tai. Cất ở câu b cũng giống như vang, nổi. Có thể thay cất lên bằng vang lên, nổi lên.
Khi được sử dụng trong câu, từ mới có nghĩa cụ thể. Do đó, muốn xác định đúng nghĩa của từ, phải dựa vào câu.
Câu 28:
Đọc lại văn bản Cây khế (từ Trên lưng chim bước xuống đến bay về núi, về rừng) trong SGK (tr. 34) và trả lời câu hỏi:
Hãy tóm tắt đoạn trích trong một vài câu.
Đoạn trích có thể tóm tắt ngắn gọn như sau:
Ra đảo, người anh lấy rất nhiều vàng, kim cương, khiến chim chở quá nặng. Gặp cơn gió mạnh, chim đâm nhào xuống, người anh cùng vàng, châu báu rơi xuống biển, bị sóng cuốn trôi, còn chim thì bị ướt cánh, lại vùng lên bay về núi rừng.
Câu 29:
Trong đoạn trích, có nhiều chỉ tiết thể hiện sự tham lam của người anh:
- Hoa mắt, mê mẩn tâm thần, quên cả đói khát vì thấy của quý;
- Nhét vàng bạc, châu báu đầy cả tay nải, ống quần, ống tay áo, đi không nổi;
- Chim phải chờ mãi anh ta mới đến chỗ chim đợi.
Câu 30:
Câu 31:
Câu 32:
Từ đến trong những câu sau khác nhau như thế nào về nghĩa? Do đâu có sự khác nhau đó?
a. Sáng hôm sau, chim đến.
b. Chim bay mãi. Bay mãi, qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả…
a. Đến trong câu a có nghĩa là có mặt.
b. Đến trong câu b nghĩa là chỗ tiếp theo được nói tới.
Câu 33:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi
Ngày xưa, có một người tên là Trương Ba, người còn trẻ tuổi nhưng đánh cờ tướng rất cap. Nước cờ của anh chàng không mấy ai trong thiên hạ địch nổi. Bao nhiêu giải cờ trong những hội hè mùa xuân đều về tay anh. Tiếng đồn vang khắp nước, sang đến tận Trung Quốc. Buổi ấy, ở Trung Quốc có ông Kỵ Như cũng nổi tiếng cao cờ. Khi nghe tiếng Trương Ba, Kỵ Như liền xách khăn gói sang Nam tìm đến tận nhà tỉ thí. Hai người đọ tài nhau mấy ván liền không phân thua được. Nhưng đến ván thứ ba, Trương Ba dồn Kỵ Như vào thế bí. Thấy đối phương vò đầu suy nghĩ, Trương Ba kiêu hãnh bảo:
- Nước cờ này dù có Đế Thích xuống đây cũng đừng có hòng gỡ nổi.
Bấy giờ Đế Thích là thần cờ đang ngồi trên thiên đình, bỗng nghe câu nói hỗn xược của Trương Ba xúc phạm đến mình, liền cưỡi mây xuống trần định cho y biết tay. Trương Ba và Kỵ Như đang đánh, chợt có một ông cụ già đến ngồi cạnh bàn cờ. Ông cụ thủng thỉnh mách cho Kỵ Như mấy nước. Phút chốc bên Kỵ Như chuyển bại thành thắng. Trương Ba cau có, trong bụng tức giận ông già ở đâu đến làm cho mình lâm vào thế bì. Nhưng nhìn thấy ông cụ râu tóc trắng xóa, mặt mũi không có vẻ là người trần, chàng chợt hiểu, liền sụp xuống lạy mà rằng: “Ngài hẳn là Đế Thích đây rồi, tôi người trần mắt thịt không biết, xin thứ lỗi.”. Đế Thích cười bảo” “Ta nghe nhà ngươi tự phụ là cao cờ nên xuống xem cho biết.”. Trương Ba liền giữ Đế Thích lại mua rượu, giết gà khoản đãi rất chu tất. Đế Thích tuy mới gặp cũng rất yêu mến Trương Ba. Thấy anh chàng khẩn khoản muốn học nước cờ của mình, Đế Thích bảo: “Ta thấy nhà ngươi có bụng chân thành. Vậy ta cho một nắm hương này, mỗi lần cần đến ta thì thắp lên một cây, ta sẽ xuống.”. Nói đoạn, cưỡi mây bay về trời.
(Nguyễn Đổng Chi, Hồn Trương Ba da hàng thịt, trích
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr.369
Những yếu tố sau đây giúp ta biết được đoạn trích được lấy từ bản kể một truyện cổ tích:
- Câu mở đầu nói về sự việc xảy ra vào thời quá khứ xa xưa, thời gian không xác định: Ngày xưa...
- Nhân vật được giới thiệu ngay ở câu đầu: Ngày xưa, có một người tên là Trương Ba, người còn trẻ tuổi nhưng đánh cờ tướng rất cao.
- Sự xuất hiện của những yếu tố có tính chất kì ảo (thần cờ Đế Thích trên thiên đình cưỡi mây xuống trần, Đế Thích cưỡi mây về trời).
- Có chỉ tiết gợi trí tò mò của người đọc, người nghe (lời dặn của Đế Thích khi từ biệt Trương Ba để về thiên đình).
Câu 34:
Trong đoạn trích, người viết văn bản đã dùng hai hình thức trình bày để giúp người đọc nhận ra lời nhân vật:
- Hình thức thứ nhất: Sau lời dẫn của người kể chuyện, dùng dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng, ghi lời của nhân vật.
- Hình thức thứ hai: Sau lời dẫn của người kể chuyện, dùng dấu hai chấm, mở ngoặc kép, ghi lời của nhân vật.
Câu 35:
Câu 36:
Câu 37:
Câu 38:
Câu 39:
Câu 40:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tự nhiên ở trên không có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt. Nhưng khi chim sẻ đã bay đi rồi, Tấm lại nức nở khóc. Bụt lại hỏi:
- Con làm sao còn khóc nữa?
- Con rách rưới quá, người ta không cho con vào xem hội.
- Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ mọi thứ cho con trẩy hội.
Tấm vâng lời, đi đào các lọ lên. Đào lọ thứ nhất lấy ra được một bộ áo mớ ba, một cái xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Đào lọ thứ hai lấy được một đôi giày thêu, đi vừa như in. Lọ thứ ba đào lên thì thấy một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuống đất bỗng chốc nó hí vang lên và biến thành ngựa thật. Đào đến lọ cuối cùng thì lấy ra được một bộ yên cương xinh xắn.
Tấm mừng quá vội tắm rửa rồi thắng bộ vào, đoạn cưỡi lên ngựa mà đi. Ngựa phóng một chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi phóng qua một chỗ lội, Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống nước không kịp nhặt. Khi ngựa dừng lại ở đám hội, Tấm lấy khăn gói chiếc giày còn lại rồi chen vào biển người.
(Nguyễn Đổng Chi, Tấm Cám, trích Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 2,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr. 1170)
Câu 41:
Trong đoạn trích, có một số chỉ tiết kì ảo:
- Sự xuất hiện của ông Bụt.
- Đàn chim sẻ biết giúp Tấm nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nơi.
- Đào những chiếc lọ chôn xương bống lên, Tấm có váy áo đẹp, đôi giày thêu, con ngựa và bộ yên cương.
Câu 42:
Câu 43:
Những chỉ tiết không thể bỏ qua khi tóm tắt đoạn trích:
- Đàn chim sẻ nhặt thóc giúp Tấm.
- Không có quần áo đẹp để đi dự hội, Tấm khóc.
- Ông Bụt bảo Tấm cách để có tất cả mọi thứ đi trẩy hội.
- Một chiếc giày của Tấm bị rơi xuống nước.
Câu 44:
Câu 45:
Câu 46:
- Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt.
- Từ sau trận ốm, sức khỏe của bà suy giảm rất rõ.
Câu 47:
Câu 48:
Tôi là cô Út trong một gia đình có ba chị em gái. Tôi may mắn lấy được một người chồng khôi ngô, tài giỏi. Thế nhưng chẳng ai biết được trước đó, chồng tôi lại mang hình hài dị dạng khiến ai cũng phải khiếp sợ. Nhưng bên trong hình hài xấu xí ấy lại là một tấm lòng nhân hậu, hiền lành nên tôi đem lòng cảm mến và đồng ý làm vợ chàng.
Ngày cưới của chúng tôi rất linh đình. Nhưng đúng lúc rước dâu, chẳng ai thấy chàng Sọ Dừa đâu, chỉ thấy xuất hiện một chàng trai khôi ngô, tuấn tú tự xưng là Sọ Dừa. Ai nấy đều sửng sốt, mừng rỡ, chỉ có hai cô chị tôi là tiếc, vừa ghen tức.
Vợ chồng tôi sống bên nhau rất hạnh phúc. Chồng tôi còn miệt mài đèn sách và đỗ trạng nguyên năm ấy. Nhưng chúng tôi phải chia tay nhau vì khi thành quan trạng, chàng Sọ Dừa ngày nào phải đi sứ theo lệnh vua. Kì lạ, trước khi đi, chàng đưa cho tôi một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn dò tôi phải luôn mang theo bên mình.
Từ ngày đi lấy chồng, hai chị gái tôi đối xử với tôi khác hẳn. Hai chị còn rủ tôi đi chèo thuyền ra biển. Nhưng đúng hôm đó, tôi bị ngã xuống nước rồi bị cá kình nuốt chửng. Trong bụng cá, tôi bèn lấy con dao đâm cá. Cá chết nên nổi lên mặt biển rồi dạt vào hòn đảo ngoài khơi. Tôi khoét bụng cá chui ra, nhóm lửa từ hai hòn đá rồi nước thịt cá ăn cho đỡ đói. Hai quả trứng chồng đưa nay đã nở thành một đôi gà đẹp. Nhờ có chúng mà tôi bớt cô đơn giữa hòn đảo hoang vắng. Rồi chính chú gà trống đã gáy gọi chiếc thuyền lớn đang lướt qua đảo vào cứu tôi. Tôi mừng vui khôn xiết khi đó chính là thuyền của quan trạng chồng mình. Chàng đón tôi về, mở tiệc mừng, mời hàng xóm đến chung vui. Tôi không ra đón tiếp mọi người. Hai chị tôi không hay biết nên giả vờ kể lể thương xót việc tôi ngã xuống biển. Cho đến khi chồng tôi gọi tôi ra thì hai chị ngạc nhiên và xấu hổ tột cùng, tìm cách ra về. Cũng từ đó, chẳng ai thấy hai người chị của tôi nữa. Còn tôi và chàng Sọ Dừa có một cuộc sống vô cùng hạnh phúc bên nhau.
Câu 49:
Cưới được cô Út dịu dàng, nết na làm vợ, tôi quyết định bỏ luôn vỏ sọ dừa để biến thành chàng trai tuấn tú, sánh bước bên nàng. Mọi người trong làng ai cũng chúc phúc cho tôi, còn hai cô chị vợ thì ghen tức ra mặt. Chắc họ chẳng thể ngờ được có một ngày tôi lại mang hình hài này.
Thời gian sau, tôi cố gắng học hành để thi cử thành danh. Mùa thi năm ấy, tôi đỗ trạng nguyên, rồi được vua sai đi sứ nước láng giềng.Trước khi chia tay vợ, tôi có đưa cho nàng một con dao, hai hòn đá và hai quả trứng tôi dặn dò vợ cẩn thận tôi mới yên tâm lên đường. Tôi đi sứ không bao lâu thì trở về. Trên đường trở về, tôi đi qua một hòn đảo hoang, thấy trên bờ có tiếng gà gáy lạ. Linh tính mách bảo cho tôi có điều gì đó bí ẩn, tôi bèn cho thuyền cập bến đi vào hòn đảo. Tôi rất bất ngờ khi thấy vợ tôi đang một mình cô quạnh nơi đảo hoang. Vợ tôi khóc nức nở kể chuyện cho tôi nghe rằng, lúc tôi đi chưa được bao lâu, hai cô chị ghen ghét với vợ tôi, nên rủ vợ tôi đi chèo thuyền rồi đẩy nàng xuống biển. Nàng đã bị cá kình nuốt vào bụng. Vợ tôi ghi nhớ lời tôi dặn, nên mang theo những thứ tôi chuẩn bị bên mình, nàng lấy con dao mổ bụng cá, rồi lên bờ đánh hai hòn đá ra lửa nướng thịt cá ăn. Hai quả trứng nở thành một đôi gà đẹp làm bạn với nàng. Nghe lời vợ kể mà tôi càng thấy thương vợ nhiều hơn, lại giận hai người chị vợ ác độc.
Câu 50:
Tôi chính thức trở thành một người phụ bếp trong cung sau biết bao nhiêu việc làm không thành công. Hàng ngày, tôi bỏ phần cơm của mình vào hai chiếc nồi con buộc chặt ở hai bên tạp dề để về nhà ăn cùng chồng mình.
Hôm ấy trong cung tổ chức hôn lễ cho hoàng tử, con đầu lòng của nhà vua. Trước cảnh tượng nguy nga, lộng lẫy kia, tôi tủi cho chính bản thân mình. Cũng chỉ vì cái tính kiêu căng, ngông cuồng của mình đã khiến tôi trở nên thấp hèn và khổ cực như bây giờ.
Bỗng nhà vua bước lại, nắm lấy tay tôi mời tôi nhảy khiến tôi sợ hãi vô cùng. Nhanh chóng tôi nhận ra đó là Vua chích choè. Sự thật này càng khiến tôi bối rối. Tôi né tránh nhưng đã bị vua kéo vào giữa phòng làm dây buộc nồi đứt, hai cái nồi rơi xuống đất, súp và bánh mì vung ra khắp nền nhà.
Tôi vô cùng xấu hổ trước những ánh mắt tò mò và lời gièm pha của những người chứng kiến. Sợ hãi, tôi càng cố gắng bỏ chạy nhưng vẫn bị vua chích choè giữ lại. Chàng nói với tôi rằng chàng chính là người hát rong, chàng kị sĩ. Chàng làm tất cả những việc này cũng vì muốn uốn nắn tính kiêu ngạo, ngông cuồng của tôi. Tôi khóc vì nhận ra những điều sai trái của mình. Sau đó, hôn lễ của Vua chích choè với tôi đã diễn ra rất vui vẻ và hạnh phúc.
Câu 51:
Vợ tôi chính thức trở thành một người phụ bếp trong cung sau biết bao nhiêu việc làm không thành công. Công việc của cô ấy rất vất vả. Hàng ngày, cô ấy bỏ phần cơm của mình vào hai chiếc nồi con buộc chặt ở hai bên tạp dề để về nhà ăn cùng tôi.
Hôm ấy trong cung tổ chức hôn lễ cho hoàng tử, con đầu lòng của nhà vua. Tôi vẫn luôn dõi theo từng hành động của vợ. Tôi nhận thấy ánh mắt vô cùng buồn tủi của cô ấy trước cảnh tượng nguy nga, lộng lẫy của buổi tiệc. Hình như cô ấy đã nhận ra sai lầm của bản thân mình khi cố gắng thể hiện cái tính kiêu căng, ngông cuồng.
Có lẽ cô ấy đã nhận ra sai lầm của mình, tôi quyết định nói thật thân phận của mình cho cô ấy biết. Tôi bước lại, nắm lấy tay cô ấy mời nhảy. Hành động của tôi đã khiến cô ấy sợ hãi vô cùng. Rồi khi nhận ra tôi chính là Vua chích choè, cô ấy lại càng xấu hổ, cố né tránh, bỏ chạy. Tôi không thể để cô ấy đi nên đã thừa nhận rằng mình chính là người hát rong, là chàng kị sĩ. Tôi làm tất cả những việc này cũng vì muốn uốn nắn tính kiêu ngạo, ngông cuồng của cô ấy. Cô ấy đã khóc rất nhiều khi nhận ra những điều sai trái của mình. Sau đó, hôn lễ của tôi và cô ấy đã diễn ra rất vui vẻ và hạnh phúc.
Câu 52:
Nhật kí đọc sách
- Ngày:…/…/….
- Tên văn bản/sách/tác giả: Thạch Sanh
- Một số điểm nổi bật: Truyện thể hiện ước mơ đạo lí của nhân dân: Thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà, hòa bình thắng chiến tranh. Những chi tiết tưởng tượng thần kì, xây dựng hai nhân vật tương phản, đối lập là Lý Thông và Thạch Sanh, một chính nghĩa, một tà ác để nhấn mạnh đạo lý sâu xa của dân tộc.
- Câu hoặc đoạn trích yêu thích: Đoạn trích Thạch Sanh giết đại bàng giải cứu được con vua Thủy Tề được tặng cây đàn thần và minh oan cho chính mình.
- Suy nghĩ sau khi đọc: Thạch Sanh là chàng trai dũng cảm, tài năng, thật thà, chất phác và khoan dung. Sống phải biết phân biệt thiện ác, không làm điều xấu. Chỉ cần tin tưởng vào sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp.
Câu 53:
Nhật kí đọc sách
- Ngày:…/…/….
- Tên văn bản/sách/tác giả: Hoàng tử ếch xanh
- Một số điểm nổi bật: Câu chuyện với kết thúc nhân văn, có hậu. Công chúa nhân hậu, không vì ngoại hình xấu xí của ếch xanh mà ghét bỏ, ngược lại còn cứu ếch xanh. Ếch xanh, chàng hoàng tử dưới hình hài xấu xí đi tìm tình yêu đích thực của mình. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa đã giúp cuộc đối thoại giữa ếch xanh và công chúa trở nên hấp dẫn, sinh động. Chi tiết kì ảo công chúa thơm miệng ếch xanh, ếch xanh biến thành hoàng tử đã thể hiện sự bình đẳng, chân thành về hạnh phúc không phân biệt ngoại hình.
- Câu hoặc đoạn trích yêu thích: Đoạn trích công chúa cứu ếch xanh, thơm lên miệng ếch xanh khi tưởng chú đã không còn thở. Đây chính là tấm lòng cao đẹp, nhân hậu của công chúa.