a) Em nhận xét như thế nào về ý kiến của các nhân vật trong mỗi tình huống trên?
b) Hãy kể về một việc em đã làm thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
* Yêu cầu a) Nhận xét:
- Tình huống 1:
+ Ý kiến của bạn Liên và Hoàng là đúng, thể hiện hai bạn đã có ý thức tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
+ Ý kiến của bạn Bình không đúng. Vì: mỗi quốc gia, dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng, có cái hay, cái đẹp đáng để chúng ta học hỏi. Do đó, chúng ta nên tích cực tiếp thu, học hỏi có chọn lọc những nét đẹp văn hóa của các dân tộc khác; việc này vừa thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới; vừa góp phần làm phong phú nền văn hóa dân tộc mình.
- Tình huống 2:
+ Ý kiến của bạn T không đúng. Vì: mỗi quốc gia, dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng, có cái hay, cái đẹp đáng để chúng ta học hỏi và tôn trọng.
+ Bạn thân của bạn T đã có ý kiến đúng, thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
* Yêu cầu b) Kể một việc em đã làm thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới:
- Tôn trọng tính cách, truyền thống, phong tục tập quán,... của các dân tộc;
- Luôn tích cực tìm hiểu và tiếp thu những giá trị tốt đẹp của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào chính đáng về dân tộc mình;
- Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Em sẽ làm gì để thể hiện việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc trong mỗi trường hợp dưới đây?
A. Chứng kiến một số bạn trong lớp có lời nói và hành động thể hiện sự kì thị văn hóa giữa các dân tộc.
B. Thấy bạn của mình nhận xét không đúng về trang phục của các dân tộc khác.
Em cùng các bạn hãy thiết kế báo tường hoặc tập san về chủ đề: Tôn trọng sự đa dạng ẩm thực của các dân tộc trên thế giới.
a) Từ thông tin 1, em hãy phân tích ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
b) Từ thông tin 2, theo em, việc tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hóatrên thế giới mang lại những lợi ích gì cho Việt Nam.
Em hãy lấy ví dụ về bản sắc văn hóacủa một dân tộc mà em biết và làm rõ ý nghĩa của việc tôn trọng bản sắc văn hóadân tộc đó.
Em hãy đoán tên các quốc gia dựa trên những biểu tượng văn hóa- lịch sử của các quốc gia đó qua các hình dưới đây:
a) Theo em, sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóatrên thế giới được biểu hiện như thế nào trong các thông tin trên?
b) Hãy kể thêm những biểu hiện khác về sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóatrên thế giới mà em biết.
Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
A. Tất cả các dân tộc tạo nên sự đa dạng và giàu có của những nền văn minh và văn hoá, tạo nên di sản chung của loài người.
B. Các dân tộc chỉ thể hiện bản sắc, giá trị văn hóacủa mình thông qua lễ hội, phong tục, tập quán cổ truyền.
C. Sự đa dạng về ngôn ngữ và chữ viết sẽ làm cho việc giao lưu giữa các quốc gia khó khăn hơn, do đó, cần loại bỏ một số ngôn ngữ và thống nhất một loại chung cho tất cả các quốc gia.
D. Không có nền văn hóalớn và nền văn hóanhỏ, chỉ có các nền văn hóakhác nhau.
E. Nhận xét, đánh giá người khác dựa trên cơ sở sắc tộc là không tôn trọng sự đa dạng giữa các dân tộc.
Em hãy xử lí các tình huống sau
a. Công ty A kí kết hợp tác với một công ty nước ngoài. Khi các nhân viên của công ty nước ngoài tới làm việc tại Công ty A thì một số nhân viên có ý né tránh tiếp xúc.
Em hãy nhận xét hành vi của nhân viên văn phòng Công ty A.
Nếu là đồng nghiệp của các nhân viên này, em sẽ ứng xử như thế nào?
b. M rất thích tìm hiểu về các nền văn hóakhác nhau của các dân tộc trên thế giới. M mong muốn khi có điều kiện sẽ đến nhiều quốc gia để khám phá về văn hóavà giới thiệu những nét đặc sắc của văn hóaViệt Nam.
Em nhận xét gì về sở thích, mong muốn của M?
Theo em, M nên làm gì để thực hiện mong muốn của mình?
Em hãy viết một bài thể hiện ý kiến của mình đối với việc kì thị, phân biệt chủng tộc, văn hoá.