Giải SGK GDCD 8 Cánh diều Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc có đáp án
Giải SGK GDCD 8 Cánh diều Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc có đáp án
-
135 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hãy đoán tên các quốc gia dựa trên những biểu tượng văn hóa- lịch sử của các quốc gia đó qua các hình dưới đây:
- Hình ảnh 1: Quảng trường Ba Đình và Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh => đây là một trong những biểu tượng văn hóa - lịch sử của đất nước Việt Nam.
- Hình ảnh 2: Núi Phú Sỹ => đây là một trong những biểu tượng văn hóa - lịch sử của đất nước Nhật Bản.
- Hình ảnh 3: Tháp Eiffel => đây là một trong những biểu tượng văn hóa - lịch sử của nước Pháp.
- Hình ảnh 4: Tượng Nữ thần Tự do => đây là một trong những biểu tượng văn hóa - lịch sử của đất nước Hoa Kỳ (Mỹ).
Câu 2:
a) Theo em, sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóatrên thế giới được biểu hiện như thế nào trong các thông tin trên?
b) Hãy kể thêm những biểu hiện khác về sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóatrên thế giới mà em biết.
* Yêu cầu a)
- Trong thông tin 1: Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóatrên thế giới được biểu hiện ở chi tiết: Các quốc gia cũng công nhận một thực tế là con người khác nhau về hình dáng bên ngoài, địa vị, lời nói, cách ứng xử và các giá trị, song đều có quyền được sống trong hòa bình và duy trì cá tính của riêng mình.
- Trong thông tin 2: Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóatrên thế giới được biểu hiện ở chi tiết:
+ Trang phục truyền thống của các quốc gia trong cộng động ASEAN có sự khác nhau. Ví dụ: ở Campuchia, trang phục dân tộc được gọi là Sam-pót; ở Sin-ga-po, trang phục dân tộc được gọi là Ba-ju Ke-ba-ya,…
+ Thậm chí, trong cùng một quốc gia, trang phục dân tộc cũng có những nét khác biệt giữa các vùng, miền hoặc giữa trang phục dành cho nữ giới với nam giới.
* Yêu cầu b) Một số biểu hiện về sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới:
- Ở Nhật Bản:
+ Người Nhật nổi tiếng với tính kỉ luật, chăm chỉ lao động, trung thành và thượng võ, đúng giờ. Võ sĩ Sa-mu-rai chính là biểu tượng của những đức tính này.
+ Món ăn truyền thống của Nhật Bản là xư-si.
+ Trang phục truyền thống của Nhật Bản là ki-mô-nô.
+ Lễ hội hoa anh đào là một trong những lễ hội truyền thống của Nhật Bản.
- Ở Nga:
+ Món ăn truyền thống của Nga là cháo ka-sa (được nấu từ hạt ngũ cốc) và bánh mì đen.
+ Trang phục truyền thống đa dạng nhưng có điểm chung là màu sắc rực rỡ, lộng lẫy.
+ Nước Nga có nhiều lễ hội đặc sắc gắn liền với sinh hoạt mùa màng, nổi tiếng nhất là lễ hội tiễn mùa đông.
- Ở Ni-giê-ri-a:
+ Có tới 521 hệ ngôn ngữ khác nhau, trong đó có 510 ngôn ngữ dùng trong đời sống hằng ngày.
+ Các bộ tộc ở Ni-giê-ri-a có những trang phục truyền thống khác nhau, nhưng điểm chung của các trang phục này là: sử dụng màu sắc sặc sỡ, mặc kèm nhiều phụ kiện và trang sức.
+ Ni-giê-ri-a cũng là nơi có nhiều lễ hội độc đáo như: lễ hội hoá trang, lễ hội bắt cá, đặc biệt là lễ hội khoai lang.
Câu 3:
a) Từ thông tin 1, em hãy phân tích ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
b) Từ thông tin 2, theo em, việc tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hóatrên thế giới mang lại những lợi ích gì cho Việt Nam.
- Yêu cầu a) Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóatrên thế giới có ý nghĩa quan trọng, như:
+ Làm cho văn hóanhân loại thêm phong phú, đặc sắc;
+ Tạo nền tảng để các dân tộc trên thế giới giao lưu, học hỏi, hợp tác với nhau;
+ Giúp cho các nước có cơ hội vươn lên phát triển, góp phần thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc và bảo vệ nền hòa bình trên thế giới.
- Yêu cầu b) Việc tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hóatrên thế giới mang lại nhiều lợi ích gì cho Việt Nam, như:
+ Góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh đẹp về đất nước và con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
+ Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, hữu nghị, cùng phát triển giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.
Câu 4:
a) Em nhận xét như thế nào về ý kiến của các nhân vật trong mỗi tình huống trên?
b) Hãy kể về một việc em đã làm thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
* Yêu cầu a) Nhận xét:
- Tình huống 1:
+ Ý kiến của bạn Liên và Hoàng là đúng, thể hiện hai bạn đã có ý thức tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
+ Ý kiến của bạn Bình không đúng. Vì: mỗi quốc gia, dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng, có cái hay, cái đẹp đáng để chúng ta học hỏi. Do đó, chúng ta nên tích cực tiếp thu, học hỏi có chọn lọc những nét đẹp văn hóa của các dân tộc khác; việc này vừa thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới; vừa góp phần làm phong phú nền văn hóa dân tộc mình.
- Tình huống 2:
+ Ý kiến của bạn T không đúng. Vì: mỗi quốc gia, dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng, có cái hay, cái đẹp đáng để chúng ta học hỏi và tôn trọng.
+ Bạn thân của bạn T đã có ý kiến đúng, thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
* Yêu cầu b) Kể một việc em đã làm thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới:
- Tôn trọng tính cách, truyền thống, phong tục tập quán,... của các dân tộc;
- Luôn tích cực tìm hiểu và tiếp thu những giá trị tốt đẹp của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào chính đáng về dân tộc mình;
- Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.
Câu 5:
Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
A. Tất cả các dân tộc tạo nên sự đa dạng và giàu có của những nền văn minh và văn hoá, tạo nên di sản chung của loài người.
B. Các dân tộc chỉ thể hiện bản sắc, giá trị văn hóacủa mình thông qua lễ hội, phong tục, tập quán cổ truyền.
C. Sự đa dạng về ngôn ngữ và chữ viết sẽ làm cho việc giao lưu giữa các quốc gia khó khăn hơn, do đó, cần loại bỏ một số ngôn ngữ và thống nhất một loại chung cho tất cả các quốc gia.
D. Không có nền văn hóalớn và nền văn hóanhỏ, chỉ có các nền văn hóakhác nhau.
E. Nhận xét, đánh giá người khác dựa trên cơ sở sắc tộc là không tôn trọng sự đa dạng giữa các dân tộc.
- Ý kiến a) Đồng tình. Vì: di sản văn hóa (cả về vật chất và tinh thần) của các dân tộc, các nền văn hóa minh trên thế giới đều là di sản chung của loài người.
- Ý kiến b) Không đồng tình. Vì: bản sắc, giá trị văn hóa của các dân tộc được thể hiện trên nhiều khía cạnh, nhiều lĩnh vực (cả về vật chất và tinh thần).
- Ý kiến c) Không đồng tình. Vì: ngôn ngữ, chữ viết cũng là một phần bản sắc của các quốc gia, dân tộc vì vậy, chúng ta cần tôn trọng ngôn ngữ, chữ viết của mỗi quốc gia, dân tộc.
- Ý kiến d) Đồng tình. Vì: mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa đều có những nét đặc trưng riêng về bản sắc, có những nét đẹp riêng, đánh để chúng ta tôn trọng và học hỏi.
- Ý kiến e) Đồng tình. Vì: mỗi dân tộc tuy có những đặc trưng riêng về màu da, ngoại hình, tính cách, văn hóa… song đều bình đẳng với nhau và có quyền được sống trong hòa bình, được tự do thể hiện và quy trì những nét đặc trưng riêng.
Câu 6:
Em hãy lấy ví dụ về bản sắc văn hóacủa một dân tộc mà em biết và làm rõ ý nghĩa của việc tôn trọng bản sắc văn hóadân tộc đó.
- Ví dụ: người Nhật Bản nổi tiếng với tính kỉ luật, chăm chỉ lao động, trung thành, thượng võ và đúng giờ. Võ sĩ Sa-mu-rai chính là biểu tượng của những đức tính này.
- Ý nghĩa của việc tôn trọng bản sắc văn hóadân tộc:
+ Làm cho văn hóanhân loại thêm phong phú, đặc sắc;
+ Tạo nền tảng để các dân tộc trên thế giới giao lưu, học hỏi, hợp tác với nhau;
+ Giúp cho các nước có cơ hội vươn lên phát triển, góp phần thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc và bảo vệ nền hòa bình trên thế giới.
Câu 7:
Em sẽ làm gì để thể hiện việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc trong mỗi trường hợp dưới đây?
A. Chứng kiến một số bạn trong lớp có lời nói và hành động thể hiện sự kì thị văn hóa giữa các dân tộc.
B. Thấy bạn của mình nhận xét không đúng về trang phục của các dân tộc khác.
- Trường hợp a)
+ Giải thích cho các bạn hiểu: mỗi dân tộc trên thế giới đều có những nét đặc trưng riêng về màu da, ngoại hình, truyền thống văn hóa,… => từ đó, yêu cầu các bạn trong lớp chấm dứt những lời nói và hành động mang tính kì thị văn hóa các dân tộc.
+ Nếu các bạn trong lớp không chấm dứt hành vi và thái độ kì thị, em sẽ báo cáo sự việc với thầy/ cô giáo chủ nhiệm để nhờ sự can thiệp, hỗ trợ từ phía thầy cô.
- Trường hợp b) Em sẽ khuyên bạn:
+ Nên tìm hiểu kĩ những thông tin về trang phục của các dân tộc khác.
+ Không nên lan truyền những thông tin không đúng về trang phục của các dân tộc khác.
Câu 8:
Em hãy xử lí các tình huống sau
a. Công ty A kí kết hợp tác với một công ty nước ngoài. Khi các nhân viên của công ty nước ngoài tới làm việc tại Công ty A thì một số nhân viên có ý né tránh tiếp xúc.
Em hãy nhận xét hành vi của nhân viên văn phòng Công ty A.
Nếu là đồng nghiệp của các nhân viên này, em sẽ ứng xử như thế nào?
b. M rất thích tìm hiểu về các nền văn hóakhác nhau của các dân tộc trên thế giới. M mong muốn khi có điều kiện sẽ đến nhiều quốc gia để khám phá về văn hóavà giới thiệu những nét đặc sắc của văn hóaViệt Nam.
Em nhận xét gì về sở thích, mong muốn của M?
Theo em, M nên làm gì để thực hiện mong muốn của mình?
* Xử lí tình huống a)
- Nhận xét:
+ Hành vi của nhân viên văn phòng công ty A là không đúng, vì đã: thể hiện sự kì thị, thiếu tôn trọng sự đa dạng giữa các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới; đồng thời gây tổn thương cho các nhân viên của công ty nước ngoài.
+ Nếu các nhân viên của công ty A tiếp tục duy trì thái độ này, thì có thể gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ và sự hợp tác giữa 2 công ty.
- Nếu là đồng nghiệp của các nhân viên này, em sẽ:
+ Phân tích để mọi người hiểu rõ hậu quả của những hành vi kì thị với nhân viên của công ty nước ngoài. Từ đó, yêu cầu mọi người chấm dứt thái độ kì thị đó.
+ Nếu mọi người tiếp tục duy trì thái độ kì thị, em sẽ báo cáo sự việc với ban lãnh đạo công ty để yêu cầu sự can thiệp, hỗ trợ từ phía ban lãnh đạo.
* Xử lí tình huống b)
- Nhận xét: sở thích và mong muốn của M rất chính đáng, tích cực và thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới.
- Lời khuyên: Để thực hiện được mong muốn của mình, M nên:
+ Tích cực tìm hiểu (thông qua sách, báo, internet,…) về văn hóa của các quốc gia, dân tộc mà mình muốn đến khám phá.
+ Thiết lập kế hoạch tài chính phù hợp để chuẩn bị trước kinh phí cho các chuyến đi.
+ Rèn luyện khả năng ngoại ngữ, các kĩ năng ứng xử,…
Câu 9:
Em cùng các bạn hãy thiết kế báo tường hoặc tập san về chủ đề: Tôn trọng sự đa dạng ẩm thực của các dân tộc trên thế giới.
(*) Tham khảo: Tập san tranh, ảnh về món ăn đặc sắc của một số quốc gia trên thế giới.
Câu 10:
Em hãy viết một bài thể hiện ý kiến của mình đối với việc kì thị, phân biệt chủng tộc, văn hoá.
(*) Bài viết tham khảo
Phân biệt chủng tộc đã và đang trở thành một thách thức lớn của nhân loại. Vậy, nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Nó tác động như thế nào tới cuộc sống của chúng ta?
Trước hết, nạn phân biệt chủng tộc xuất phát từ sự thiếu tôn trọng, đồng cảm, sẻ chia giữa con người với con người. Từ sự coi thường, khinh bỉ mà một bộ phận người da trắng dành cho cộng đồng gốc Phi đến nỗi dè chừng mà phương Tây dành cho những người Hồi giáo, ở đâu ta cũng có thể bắt gặp lí do này. Chúng ta đều không thể phủ nhận những hậu quả khủng khiếp mà hiện tượng này đem tới. Ngay trong lòng nước Mĩ - quốc gia nổi tiếng với nền dân chủ hàng đầu thế giới - mầm bệnh phân biệt chủng tộc vẫn chưa được đẩy lùi, đe dọa an ninh, hòa bình của họ. Cách đây không lâu, vào nửa cuối tháng 8/2017, sau sự kiện ở Virginia, hàng loạt cuộc biểu tình quy mô lớn đã diễn ra trên khắp nước Mĩ trong nhiều ngày để chống lại vấn nạn này. Thậm chí, nó còn gây tác động tới cả hệ thống hành pháp, buộc Tổng thống Donald Trump phải giải thể Hội đồng Kinh tế do chính mình lập nên… Chỉ qua một ví dụ, ta có thể thấy, phân biệt chủng tộc có thể chia rẽ sự đoàn kết của cả một dân tộc, thậm chí trở thành lí do bùng phát bạo loạn, nội chiến.
Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần sống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, dùng lòng vị tha và sự tôn trọng giải quyết mọi bất đồng. Bất giác, tôi chợt nhớ đến câu nói trích từ Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền tự do và bình đẳng”. Thật vậy, dù mang trong mình màu da nào, không ai trong chúng ta đáng bị coi thường và phân biệt đối xử.