Chủ nhật, 15/12/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

19/07/2024 133

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc truyện Chí Phèo, các em cần chú ý:

+ Nhà văn kể lại câu chuyện gì? Nêu bối cảnh và tóm tắt lại câu chuyện đó bằng một số sự kiện nổi bật.

+ Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Chỉ ra mối quan hệ giữa nhân vật chính và các nhân vật khác trong tác phẩm (có thể thể hiện bằng một sơ đồ).

+ Những biện pháp nghệ thuật nổi bật nào được sử dụng trong truyện? Nhận biết và chỉ ra tác dụng của việc chuyển đổi điểm nhìn (nếu có).

+ Thông điệp mà truyện muốn gửi đến người đọc là gì?

+ Nội dung của tác phẩm khơi gợi ở em những suy nghĩ, cảm xúc gì?

- Đọc trước truyện Chí Phèo và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nam Cao, xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin giúp em đọc hiểu văn bản.

 Xem lời giải

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

- Bối cảnh truyện: ở một hiện thực mạnh mẽ, một bức tranh đen tối, bế tắc của nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám.

- Tóm tắt: truyện xoay quanh nhân vật Chí Phèo - đứa trẻ bị bỏ hoang trong một lò gạch cũ và được nhặt về nuôi. Lớn lên hắn đi ở hết nhà này nhà khác. Năm 20 tuổi, hắn làm canh điền cho nhà Bá Kiến, bị Bá Kiến vu oan và bắt bỏ tù. Hắn ở tù bảy tám năm rồi trở về với bộ dạng khác hẳn ngày xưa. Hắn lúc nào cũng say và cứ say là hắn lại đến nhà Bá Kiến để chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành kẻ tay sai chuyên đâm thuê chém mướn cho lão. Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, ai cũng khiếp sợ. Cuộc đời hắn không lúc nào tỉnh. Nhưng vào một đêm trăng, hắn gặp Thị Nở, họ ăn nằm với nhau. Nửa đêm hắn đau bụng, nôn mửa và sáng hôm sau, Thị Nở nấu cho hắn một bát cháo hành. Cũng từ đó hắn khao khát trở về cuộc sống lương thiện và muốn được sống cùng Thị Nở. Nhưng một lần nữa hắn bị đạp xuống vực vì bà cô của Thị không đồng ý. Chí Phèo tuyệt vọng, lại uống và cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Hắn đâm chết Bá Kiến rồi tự tử. Thị Nở nghe tin hắn chết nhìn xuống bụng và nghĩ đến cái lò gạch.

- Các nhân vật trong truyện: Chí Phèo, Bá Kiến, vợ Bá Kiến, Thị Nở và bà cô Thị Nở. Trong đó Chí Phèo là nhân vật chính.

- Mối quan hệ của Chí Phèo và những nhân vật khác:

+ Chí Phèo – bá Kiến:

+ Chí Phèo – Thị Nở:

+ Chí Phèo – bà cô thị Nở:

- Những biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong truyện: điển hình hóa nhân vật, trần thuật kể truyện linh hoạt, ngôn ngữ sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng, mang hơi thở đời sống, giọng văn hóa đời sống.

- Điểm nhìn trần thuật trong truyện da dạng và luôn vận động. Từ điểm nhìn đa dạng, luôn vận động mà tác phẩm có nhiều tiếng nói vang lên và đối thoại, sự đan xen, hòa nhập các tiếng nói tạo sự thay đổi trong điểm nhìn trần thuật khiến lời văn biến hóa một cách sinh động.

- Thông điệp của truyện: Chí Phèo là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh: Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện, để họ được sống và sống hạnh phúc, không còn những thế lực đen tối của xã hội đẩy họ vào chỗ mất cả nhân hình lẫn nhân tính đầy bi kịch xót xa.

- Với ngòi bút hiện thực của tác giả Nam Cao, tác phẩm đã để lại trong lòng em những ám ảnh về cuộc sống khốn khổ của nhân dân lao động, những con người bị chà đạp không thương tiếc.

- Thông tin về tác giả Nam Cao:

+ Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân) tỉnh Hà Nam.

+ Ông theo quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” ": “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Ông quan niệm: Tác phẩm "phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng” và "Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”.

+ Ông để lại khối lượng tác phẩm lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện ký như các tác phẩm: “Sống mòn”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “ Giăng sáng”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Đôi mắt”, ...

- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời tác phẩm:

+ Truyện ngắn Chí Phèo nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu (NXB Đời mới, Hà Nội, 1941), nhà xuất bản tự đổi thành Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày (Hội văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), tác giả đặt lại tên là Chí Phèo.

+ Chí Phèo được tác giả viết nên dựa trên cơ sở người thật việc thật. Đó là làng Đại Hoàng – quê hương của nhà Văn Nam Cao. Dựa trên cơ sở đó, Nam Cao hư cấu, sáng tạo nên câu chuyện về cuộc đời của Chí Phèo, tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Phân tích và làm sáng tỏ một số đặc sắc nghệ thuật của truyện Chí Phèo từ các phương diện: cách mở đầu truyện, không gian và thời gian, sử dụng chi tiết, ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi điểm nhìn,…

Xem đáp án » 09/05/2023 200

Câu 2:

Từ truyện Chí Phèo, có thể nhận thấy những giá trị văn hóa và triết lí nhân sinh nào? Theo em, truyện Chí Phèo có chủ đề phụ không? Nếu có thì đó là chủ đề gì?

Xem đáp án » 09/05/2023 186

Câu 3:

Chí Phèo chửi những ai? Tiếng chửi cho thấy điều gì ở Chí?

Xem đáp án » 09/05/2023 142

Câu 4:

Lưu ý những độc thoại nội tâm của Chí Phèo.

Xem đáp án » 09/05/2023 128

Câu 5:

Chú ý những từ ngữ và câu văn diễn tả tâm trạng của Chí Phèo.

Xem đáp án » 09/05/2023 123

Câu 6:

Theo em, nỗi khốn khổ, tủi nhục lớn nhất của Chí Phèo là gì? Vì sao? Qua nhân vật này, nhà văn thể hiện những tình cảm, tư tưởng nào?

Xem đáp án » 09/05/2023 115

Câu 7:

Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở. Vì sao khi bị thị Nở từ chối, Chí Phèo lại xách dao đi giết bá Kiến và tự sát?

Xem đáp án » 09/05/2023 113

Câu 8:

Lưu ý những lời nói, cử chỉ của nhân vật bá Kiến. Từ đó, rút ra đặc điểm tính cách của nhân vật này.

Xem đáp án » 09/05/2023 111

Câu 9:

Ghi lại ấn tượng sâu đậm nhất của em về hình tượng Chí Phèo (trong khoảng 10 dòng).

Xem đáp án » 09/05/2023 105

Câu 10:

Chú ý những chi tiết tả ngoại hình của Chí Phèo.

Xem đáp án » 09/05/2023 94

Câu 11:

Chú ý những hành động của Chí Phèo trong phần (2).

Xem đáp án » 09/05/2023 79

Câu 12:

Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ của các nhân vật có ảnh hưởng đến số phận Chí Phèo.

Xem đáp án » 09/05/2023 78

Câu 13:

Ngôn ngữ trong phần (1) là lời của ai?

Xem đáp án » 09/05/2023 76

Câu 14:

Nội dung chính của bài?

Xem đáp án » 09/05/2023 73

Câu 15:

Chú ý sự thay đổi trong suy nghĩ và tâm trạng của Chí Phèo.

Xem đáp án » 09/05/2023 72

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »