Quan sát các bảng 7.4, 7.5 và các hình 7.5, 7.6, 7.8, trình bày nét chính về diễn biến và ý nghĩa ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII).
♦ Nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258
- Hoàn cảnh:
+ Năm 1257 Mông Cổ cho quân áp sát vào biên giới Đại Việt. Ba lần cử sứ giả đến Thăng Long dụ hàng.
+ Vua Trần Thái Tông cho bắt giam sứ giả, đồng thời ra lệnh cho cả nước tập luyện, chuẩn bị vũ khí, sẵn sàng đánh giặc.
- Diễn biến:
+ Tháng 1/1258, Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào Đại Việt.
+ Ngày 17/1/1258, vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy chặn giặc ở Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) sau đó cho quân rút lui để bảo toàn lực lượng
+ Trước thế mạnh của giặc Mông Cổ, nhà Trần quyết định rút khỏi Thăng Long, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”. Quân Mông Cổ chỉ chiếm được Thăng Long trống rỗng nên lâm vào tình thế khó khăn
+ Ngày 28/1/1258, quân Trần tổ chức tấn công lớn ở Đông Bộ Đầu. Quân Mông Cổ thua trận, phải rút chạy về nước.
- Kết quả: Thắng lợi.
♦ Nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1285
- Hoàn cảnh:
+ Năm 1271, Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên. Năm 1279 sau khi chiếm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Nhà Nguyên tập trung lực lượng, ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt.
+ Năm 1282, Vua Trần tập trung hội nghị Bình Than. Năm 1285, triệu tập hội nghị Diên Hồng bàn kế đánh giặc. Trần Hưng Đạo được cử làm Quốc công tiết chế - Tổng chỉ huy lực lượng kháng chiến. Để động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu binh lính, Hưng Đạo Vương viết Hịch Tướng Sĩ.
- Diễn biến chính:
+ Tháng 1/1285, Thoát Hoan dẫn 50 vạn quân từ phía bắc, Toa Đô dẫn 10 vạn quân từ phía nam (Chăm-pa) tấn công Đại Việt.
+ Trước thế giặc mạnh, quân Trần lui về Vạn Kiếp. Quân dân Nhà Trần thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” rút từ Thiên Long (Chí Linh, Hải Dương) về Thăng Long, sau đó tiếp tục lui về Thiên Trường (Nam Định).
+ Tháng 5/1285 quân Trần phản công, đánh bại quân địch ở Tây Kết (Thăng Long), Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Thăng Long). Tiến về giải phóng kinh đô.
+ Toa Đô tử trận, Thoát Hoan chui ống đồng bắt quân lính khiêng chạy về nước...
- Kết quả: cuộc kháng chiến giành thắng lợi.
♦ Nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1287 - 1288
- Hoàn cảnh:
+ Sau hai lần thất bại, cuối năm 1287, vua Nguyên lại cử Thoát Hoan kép quân xâm lược Đại Việt một lần nữa.
+ Đoán được dã tâm và ý đồ xâm lược của nhà Nguyên, quân dân nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến.
- Diễn biến:
+ Tháng 12/1287, hơn 50 vạn quân Nguyên tiến vào Đại Việt theo đường bộ ; hơn 600 chiến thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường thủy tiến vào vùng biển Đông Bắc, tiếp theo là đoàn thuyền lương.
+ Trần Khánh Dư chặn đánh và tiêu diệt đoàn thuyền lương giặc ở Vân Đồn
+ Tháng 1/ 1288, Thoát Hoan cho quân chiếm Thăng Long. Nhân dân Thăng long thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”, khiến quân Nguyên gặp nhiều khó khăn. Đường cùng, Thoát Hoan quyết định rút quân về nước.
+ Tháng 4 /1288, Trần Hưng Đạo bố trí trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng. Toàn bộ cánh quân thủy của nhà Nguyên bị tiêu diệt. Cánh quân của Thoát Hoan trên đường rút chạy cũng bị truy đuổi quyết liệt.
- Kết quả: Kháng chiến kết thúc thắng lợi
♦ Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông - Nguyên; bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
- Góp phần chặn đứng làn sóng xâm lược của quân Mông - Nguyên đối với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.
- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Quan sát hình 7.1, trình bày nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
sơ đồ tư duy nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Minh thời Hồ Quý Ly (năm 1407).
Từ những nguyên nhân thành công và thất bại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, hãy chọn và phân tích một bài học kinh nghiệm vẫn còn phát huy giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Trình bày nét chính về diễn biến và ý nghĩa hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (năm 1785) và quân Thanh (năm 1789) của nhà Tây Sơn.
Từ thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, em có suy nghĩ gì về những nhân tố góp phần tạo nên hào khí Đông A thời Trần?
Vẽ sơ đồ tư duy các cuộc kháng chiến thắng lợi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Theo em, điểm tương đồng giữa các cuộc kháng chiến thắng lợi là gì?
Quan sát Bảng 7.3 và Hình 7.4, trình bày nét chính về diễn biến và ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân cả xâm lược Tống thời Lý (1075 - 1077). Nêu nét đặc sắc trong nghệ thuật quân sự của Lý Thường Kiệt.
Hoàn thành bảng tóm tắt nội dung chính của các cuộc kháng chiến không thành công của dân tộc Việt Nam từ thế kỉ II TCN đến cuối thế kỉ XIX theo mẫu bên:
Phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.
Quan sát Bảng 7.2 và Hình 7.3, trình bày nét chính về diễn biến và ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981 do Lê Hoàn lãnh đạo. Theo em, Lê Hoàn đã vận dụng những kinh nghiệm nào từ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền?
Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm (trước năm 1945).
Giải thích nguyên nhân thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (thế kỉ X - XIX). Các cuộc chiến tranh này đã để lại những bài học kinh nghiệm quý giá nào cho kho tàng nghệ thuật quân sự của Đại Việt?
Nêu đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh.
Giải thích nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong kháng chiến chống quân Triệu.
Nêu vị trí địa chiến lược của Việt Nam (xem thêm hình 12.2 bài 12 trang 77).