(*) Lưu ý: Học sinh điền các thông tin sau vào bảng
♦ Giai đoạn 1918 - 1945:
- Các nguy cơ chiến tranh và xung đột:
+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường, thuộc địa
+ Sự xuất hiện và bành trướng ảnh hưởng của chủ nghĩa phát xít.
+ Chính sách chống cộng sản, đàn áp phong trào cách mạng thế giới của các nước phương Tây.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình:
+ Chính quyền Nga Xô viết thông qua Sắc lệnh Hòa bình.
+ Liên Xô thi hành chính sách ngoại giao tích cực: bảo vệ hòa bình, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
+ Các cường quốc phương Tây nỗ lực thiết lập hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu.
+ Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh diễn ra sôi nổi ở nhiều nước.
- Kết quả của cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới:
+ Tổ chức Hội quốc liên ra đời, nhiều hội nghị quốc tế về hòa bình được triệu tập; nhiều hiệp ước, hòa ước được kí kết (trong khuôn khổ của Hệ thống Véc xai - Oasinhtơn);
+ Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít đã góp phần làm thất bại hoặc làm chậm quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở nhiều quốc gia.
♦ Giai đoạn 1947 - 1991:
- Các nguy cơ chiến tranh và xung đột: cuộc đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe (tình trạng Chiến tranh lạnh)
- Cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình:
+ Nhiều cuộc vận động chống phổ biến vũ khí nguyên tử đã diễn ra ở Nhật Bản, châu Âu, Bắc Mỹ,…
+ Hội đồng Hòa bình Thế giới ra đời và có nhiều hoạt động tích cực trong việc: thúc đẩy giải trừ quân bị, ủng hộ độc lập, chủ quyền của các quốc gia, chống chiến tranh hạt nhân và bất bình đẳng trên thế giới.
- Kết quả của cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới:
+ Góp phần đưa tới sự kết thúc Chiến tranh lạnh.
+ Ngăn ngừa Chiến tranh thế giới thứ ba, buộc các cường quốc hạt nhân phải kí một số thỏa thuận về kiểm soát vũ trang hạt nhân.
+ Ủng hộ cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ.
♦ Giai đoạn 1991 - nay:
- Các nguy cơ chiến tranh và xung đột:
+ Nội chiến; xung đột tôn giáo, sắc tộc; xung đột quân sự; hoặc tranh chấp biên giới, lãnh thổ trên đất liền và trên biển… vẫn diễn ra ở nhiều quốc gia, khu vực.
+ Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Mỹ và đồng minh đã đe dọa đến an ninh và chủ quyền của nhiều quốc gia.
+ Nhân loại đang phải đối mặt với nhiều thách thức an ninh phi truyền thống, như: đói nghèo, biến đổi khí hậu; dịch bệnh,…
- Cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình:
+ Phong trào vì hòa bình của nhân dân thế giới tập trung vào nhiệm vụ đấu tranh vì một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
+ Những mục tiêu quan trọng của phong trào hòa bình thế giới là: đấu tranh đòi xóa nợ cho các nước nghèo; đòi cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính,…
- Kết quả của cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới:
+ Tổ chức Không hạt nhân toàn cầu ra đời (gồm trên 300 nhà lãnh đạo thế giới, chuyên gia về giải trừ hạt nhân), đã có những hoạt động tích cực trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu loại bỏ vũ khí hạt nhân.
+ Các hoạt động đấu tranh để xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường,… cũng thu được nhiều kết quả tích cực.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Giải thích vì sao cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới vẫn tiếp diễn sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc?
Đọc thông tin và quan sát Hình 12, nêu nét chính về các cuộc nội chiến và xung đột quân sự khu vực sau Chiến tranh lạnh.
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 6, cho biết các cường quốc phương Tây đã có những nỗ lực nào để xây dựng hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?
So sánh nguyên nhân và tác động của hai cuộc chiến tranh thế giới. Theo em, vì sao có sự khác nhau đó?
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 16, 17, nêu nét chính về phong trào quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Đọc thông tin, đánh giá những hậu quả của Chiến tranh lạnh đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 2, các bảng từ 1 đến 3:
- Giải thích nguyên nhân cơ bản dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Đánh giá hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 10, 11, phân tích nguyên nhân kết thúc Chiến tranh lạnh và tác động đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 4, 5, phân tích khát vọng hòa bình và cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới.
Vậy trong thế kỉ XX, các cuộc chiến tranh thế giới đã để lại hậu quả gì đối với nhân loại? Cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới đã diễn ra như thế nào?
Trình bày ý nghĩa của phong trào kháng chiến chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Đọc thông tin tư liệu và quan sát các hình 8, 9, nêu những nét chính về nguyên nhân và đặc điểm của Chiến tranh lạnh.
Cho biết phong trào kháng chiến chống phát xít của nhân dân thế giới đã diễn ra như thế nào?
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 3, các bảng từ 4 đến 6:
- Giải thích nguyên nhân cơ bản dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Đánh giá hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ hai.
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 7, cho biết:
- Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh đã diễn ra như thế nào?
- Những lực lượng nào có vai trò quan trọng trong việc hình thành Mặt trận nhân dân chống phát xít?