IMG-LOGO

Câu hỏi:

18/07/2024 299

Do tò mò bạn N đã tự ý mở thư của bạn K ra xem, sau đó dán lại như cũ. Hành vi của bạn N đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.D. Được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại.

D. Được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại.

Đáp án chính xác
 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

 

Đáp án: D

Lời giải: Do tò mò bạn N đã tự ý mở thư của bạn K ra xem, sau đó dán lại như cũ. Hành vi của bạn N đã vi phạm quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Để tự bảo vệ mình và người xung quanh mỗi công dân cần học tập, tìm hiểu để nắm vững các quyền

Xem đáp án » 02/01/2022 3,793

Câu 2:

Nghi ngờ ông A lấy trộm điện thoại của mình ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét. Hành vi của bố con ông B đã xâm phạm quyền nào sau đây?

Xem đáp án » 02/01/2022 2,491

Câu 3:

Cùng với việc bảo vệ thực hiện tốt các quyền tự do cơ bản của mình, mỗi công dân cần

Xem đáp án » 02/01/2022 2,397

Câu 4:

Trong trường hợp không đồng ý với cách làm hay quy định nào đó của nhà trường mà mình đang học, em sẽ làm gì để phù hợp với quy định của pháp luật?

Xem đáp án » 02/01/2022 2,286

Câu 5:

Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng là cách để thể hiện quyền tự do

Xem đáp án » 02/01/2022 1,935

Câu 6:

Trong lúc A đang bận việc riêng thì có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của A ra xem tin nhắn. Hành vi này của T đã xâm phạm quyền nào sau đây của công dân?

Xem đáp án » 02/01/2022 1,423

Câu 7:

Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về ủng hộ cái đúng, cái tốt và phê phán, phản đối cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội, cũng là cách để thể hiện quyền tự do

Xem đáp án » 02/01/2022 1,383

Câu 8:

Trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình cũng là cách thể hiện quyền tự do

Xem đáp án » 02/01/2022 1,292

Câu 9:

Anh A tự ý xông vào nhà hàng xóm để lấy lại đồ của mình bỏ quên ở đó. Hành vi của anh A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

Xem đáp án » 02/01/2022 1,127

Câu 10:

Nghi ngờ ông A lấy cắp tiền của mình, ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét. Hành vi này của ông B đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

Xem đáp án » 02/01/2022 998

Câu 11:

Anh T đặt bốn vé xe giường nằm nhưng khi lên xe chỉ còn lại hai giường trống. Bức xúc, anh T đã lăng nhục, chửi bới nhân viên nhà xe và yêu cầu gặp chủ xe để giải quyết. Thấy anh T bị anh G lái xe nhổ bã kẹo cao su vào mặt, anh M một hành khách trong xe lên tiếng can ngăn thì bị anh N phụ xe ngắt lời rồi yêu cầu ra khỏi xe. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?

Xem đáp án » 02/01/2022 970

Câu 12:

Trong cuộc họp khu dân cư X, biết anh A bất bình với ý kiến áp đặt của tổ trưởng dân phố, anh B ngồi bên cạnh khuyên anh A nên thể hiện chính kiến cá nhân. Thấy anh A vẫn im lặng vì sợ mất lòng tổ trưởng nên anh B đã đứng lên thẳng thắn phê bình anh A đồng thời bày tỏ toàn bộ quan điểm của mình. Anh B đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

Xem đáp án » 02/01/2022 839

Câu 13:

Thấy chị M hàng xóm phát hiện việc mình đánh hai nhân viên bị thương nặng, ông X đã thuê anh K tìm cách uy hiếp chị M. Anh K rủ thêm anh H cùng bắt, giam giữ rồi bỏ đói cháu nhỏ con của chị M một ngày. Những ai dưới đây đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân?

Xem đáp án » 02/01/2022 788

Câu 14:

Anh K nghi ngờ gia đình ông B tàng trữ ma túy nên đã báo với công an xã X. Do vội đi công tác, anh T phó công an xã yêu cầu anh S công an viên và anh C trưởng thôn đến khám xét nhà ông B. Vì cố tình ngăn cản, ông B bị anh S và anh C cùng khống chế rồi giải ông về giam giữ tại trụ sở công an xã. Hai ngày sau, khi anh T trở về thì ông B mới được trả lại tự do. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

Xem đáp án » 02/01/2022 719

Câu 15:

Trong thời gian gần đây, trên mạng xã hội facebook xuất hiện những clip nhiều nữ sinh đánh bạn học, làm tổn hại nghiêm trọng đến tâm sinh lí của người bị hại là biểu hiện vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

Xem đáp án » 02/01/2022 550

LÝ THUYẾT

I. Nội dung bài học

1. Các quyền tự do cơ bản của công dân

a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

- Điều 71 Hiến pháp năm 1992 có quy định: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

* Nội dung:

- Không một ai dù ở bất cứ cương vị nào có quyền tự ý bắt giam giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không căn cứ

- Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật.

* Có 3 trường hợp pháp luật cho phép bắt người

- Trường hợp 1: Viện Kiểm soát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can,bị cáo để tạm giam, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội

Lý thuyết Công dân với các quyền tự do cơ bản | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

Công an đọc lệnh bắt tạm giam đối tượng phạm tội

- Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp

+ Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng

+ Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được

+ Khi thấy ở người hoặc chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm

Lý thuyết Công dân với các quyền tự do cơ bản | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

Bắt tạm giam đối tượng tàng trữ, buôn bán ma túy

- Trường hợp 3: Bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

Lý thuyết Công dân với các quyền tự do cơ bản | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

* Ý nghĩa:

- Là một trong những quyền tự do cá nhân quan trọng nhất liên quan đến quyền được sống của con người

- Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữngười trái với quy định của pháp luật

- Bảo vệ quyền con người - quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

- Điều 71 Hiến pháp năm 1992: “ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm …”

- Công dân có quyền được bảo đảm an tòan về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác

* Nội dung:

- Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.

Lý thuyết Công dân với các quyền tự do cơ bản | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

- Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác.

Lý thuyết Công dân với các quyền tự do cơ bản | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

* Ý nghĩa:

- Xác định địa vị pháp lý của công dân

- Đề cao nhân tố con người

c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

- Chỗ ở của công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

- Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép thì mới được khám xét chỗ ở của một người. Việc khám xét cũng không được tuỳ tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật qui định

* Nội dung:

- Về nguyên tắc, không được ai tự tiện vào chỗ ở của người khác. Trừ một số trường hợp như sau:

+ Trường hợp 1: Khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có công cụ, phương tiện để thực tiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án

+ Trường hợp 2: Khám chỗ ở của một người nào đó được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội quả tang lẫn tránh.

* Ý nghĩa:

- Bảo đảm cho công dân có cuộc sống tự do

- Tránh mọi hành vi tuỳ tiện, lạm dụng quyền hạn của cán bộ, công chức nhà nước

d. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

- Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

- Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

* Ý nghĩa: Bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội không bị xâm phạm

Lý thuyết Công dân với các quyền tự do cơ bản | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

e. Quyền tự do ngôn luận

- Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước

- Quyền tự do ngôn luận của công dân được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau.

+ Một là: Các cuộc họp ở cơ quan, trường học, tổ dân phố … trực tiếp phát biểu ý kiến xây dựng

+ Hai là: Có thể viết bài gửi đăng báo, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trường, chính sách và pháp luật của nhà nước…

+ Ba là: Đóng góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở

* Ý nghĩa: Là cơ sở để công dân chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội

2. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân

a. Trách nhiệm của nhà nước

- Xây dựng hệ thống pháp luật, tổ chức bộ máy hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện, xử lý nghiêm minh việc xâm phạm các quyền tự do cơ bản của công dân

b. Trách nhiệm của công dân

- Phải học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình

- Phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân

- Tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyền bắt người, khám xét trong trường hợp pháp luật cho phép

- Tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật để sống văn minh, tôn trọng pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »