IMG-LOGO

Câu hỏi:

02/01/2022 530

Tính hóa trị của C trong CO biết Oxi hóa trị là II

A. I

B. II

Đáp án chính xác

C. III

D. Không xác định

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án B

Đặt hóa trị của C là x.

→ CO còn có thể viết là CxOII.

Theo quy tắc hóa trị : 1x = 1.II → x = II

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Lập công thức hóa học của Ca(II) với OH(I)

Xem đáp án » 02/01/2022 2,172

Câu 2:

Bari có hóa trị II. Chọn công thức sai

Xem đáp án » 02/01/2022 1,269

Câu 3:

Biết nhóm hiđroxit (-OH) có hóa trị I, công thức hoá học nào đây là sai

Xem đáp án » 02/01/2022 1,086

Câu 4:

Một oxit của crom có công thức hóa học là CrO. Vậy muối của crom có hóa trị tương ứng là

Xem đáp án » 02/01/2022 796

Câu 5:

Nguyên tử Fe có hóa trị II trong công thức nào

Xem đáp án » 02/01/2022 711

Câu 6:

Chọn câu sai

Xem đáp án » 02/01/2022 490

Câu 7:

Cho hợp chất của X là XO và hợp chất của Y là Na2Y. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi X và Y là

Xem đáp án » 02/01/2022 395

Câu 8:

Trong P2O5, P hóa trị mấy?

Xem đáp án » 02/01/2022 305

Câu 9:

Lập công thức hóa học của hợp chất tạo nên bởi hai nguyên tố X và Y. Biết X có số proton bằng 11 và Y có nguyên tử khối là 35,5.

Xem đáp án » 02/01/2022 266

LÝ THUYẾT

I. Cách xác định hoá trị một nguyên tố

- Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử).

- Quy ước: hóa trị của H là I, hóa trị của O là II.

→ Hóa trị của một nguyên tố hay nhóm nguyên tử sẽ được xác định theo hóa trị của H và O.

- Ví dụ: Từ công thức hóa học của axit sunfuric H2SO4, ta có: nhóm (SO4) có hóa trị II vì liên kết với 2 H.

II. Quy tắc hóa trị

1. Quy tắc hoá trị

- Gọi công thức hóa học của hợp chất có hai nguyên tố bất kì là 𝐴xa𝐵yb.

- Trong đó:

+ x, y là chỉ số

+ a, b là hóa trị của nguyên tố A, B

Theo quy tắc hóa trị: x . a = y . b

Tức là: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

- Lưu ý:

+ Quy tắc này đúng cả khi A hoặc B (thường là B) là một nhóm nguyên tử.

+ Quy tắc được vận dụng chủ yếu cho hợp chất vô cơ.

Ví dụ: Từ công thức hóa học của hợp chất FeIII(OHI)3, ta có: 1 . III = 3 . I

2. Vận dụng quy tắc hóa trị

a. Tính hóa trị của một nguyên tố

Ví dụ: Tính hóa trị của Cu trong Cu(OH)2, biết nhóm OH hóa trị I ?

Hướng dẫn:

Gọi hóa trị của Cu là a, theo quy tắc hóa trị: a . 1 = I . 2, suy ra a = II

b. Lập công thức hóa học theo hóa trị

Cách làm:

+ Bước 1: Lập công thức chung dạng 𝐴xa𝐵yb

+ Bước 2: Áp dụng quy tắc hóa trị, lập tỉ lệ xy=ba=b'a'.

+ Bước 3: Lấy x = b hay b’ và y = a hay a’ (nếu a’, b’ là những số nguyên đơn giản hơn so với a và b).

Ví dụ 1: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi sắt hóa trị III và oxi?

Hướng dẫn:

Gọi công thức dạng chung: FexOy

Theo quy tắc hóa trị: x . III =  y . II

Chuyển thành tỉ lệ: xy=IIIII=23 đây là phân số tối giản

Vì vậy, lấy x = 2 ; y = 3

Công thức hóa học của hợp chất: Fe2O3

Ví dụ 2: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi đồng hóa trị II và nhóm (SO4) hóa trị II.

Hướng dẫn:

Gọi công thức chung dạng: Cux(SO4)y

Theo quy tắc hóa trị: x . II = y . II

Chuyển thành tỉ lệ: xy=IIII=11

→ Công thức hóa học của hợp chất là CuSO4.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »