Hợp chất nào sau đây không phải là oxit
A.
B.
C. CuO
D. CuS
Đáp án D
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
I. Định nghĩa
- Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
- Ví dụ một số oxit:
+ Sắt từ oxit Fe3O4,
+ Lưu huỳnh đioxit SO2,…
II. Công thức
- Công thức chung của oxit là MxOy. Gồm có kí hiệu của oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu của một nguyên tố khác M (có hóa trị n) kèm theo chỉ số x của nó.
- Theo quy tắc hóa trị, ta có: x . n = y . II.
III. Phân loại:
Oxit gồm hai loại chính: oxit axit và oxit bazơ.
a. Oxit axit
- Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
Ví dụ: SO3, CO2….
SO3 tương ứng với axit sunfuric H2SO4
CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3
b. Oxit bazơ
- Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.
Ví dụ: MgO, K2O…
MgO tương ứng với bazơ magie hiđroxit Mg(OH)2.
K2O tương ứng với bazơ kali hiđroxit KOH.
Chú ý: Một số kim loại nhiều hóa trị cũng tạo ra oxit axit, ví dụ mangan(VII) oxit Mn2O7 là oxit axit, tương đương với axit penmanganic HMnO4.
IV. Cách gọi tên
Cách gọi tên tổng quát:
Tên oxit = Tên nguyên tố + oxit
Ví dụ: Na2O: natri oxit; NO: nitơ oxit.
- Nếu kim loại có nhiều hóa trị:
Tên oxit = Tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit
Ví dụ:
+ FeO: sắt(II) oxit;
+ Fe2O3: sắt(III) oxit
- Nếu phi kim có nhiều hóa trị:
Dùng các tiền tố (tiếp đầu ngữ) chỉ số nguyên tử: mono nghĩa là 1, đi là 2, tri là 3, tetra là 4, penta là 5….
Ví dụ:
CO: cacbon monooxit (nhưng thường đơn giản đi gọi cacbon oxit).
CO2: cacbon đioxit
SO2: lưu huỳnh đioxit (thường gọi khí sunfurơ).
SO3: lưu huỳnh trioxit
P2O3: điphotpho trioxit
P2O5: điphotpho pentaoxit.