Bà H phát hiện gia đình bên cạnh buôn bán động vật hoang dã. Sau khi bà H đã thu thập chứng cứ đầy đủ thì cần tiến hành tố cáo với cá nhân hoặc tổ chức nào dưới đây ?
A. Thủ trưởng cơ quan mình đang công tác.
B. Công an xã, phường, thị trấn.
C. Hội nông dân ở địa phương.
D. Hội cựu chiến binh ở xã.
Đáp án: B
Lời giải: Bà H phát hiện gia đình bên cạnh buôn bán động vật hoang dã. Sau khi bà H đã thu thập chứng cứ đầy đủ thì cần tiến hành tố cáo với công an xã, phường, thị trấn.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Là học sinh lớp 12 , em có thể thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng việc làm nào dưới đây?
Cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được thực hiện trên phạm vi
Gia đình chị B nhận trông trẻ tư thục tại nhà. Nhiều lần anh T hàng xóm phát hiện gia đình chị B đã đánh đập, ngược đãi các em bé. Để phát giác hành vi của gia đình chị B, anh T nên chọn cách nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
Anh Q - trưởng công an xã- đình chỉ việc thi công và yêu cầu gia đình ông N tháo dỡ công trình đang xây dựng với lý do tự ý xây dựng trái phép. Ông N không tháo dỡ vì cho rằng trưởng công an xã đã lợi dụng quyền hạn để ép buộc gia đình ông. Ông N đã viết đơn kiện trưởng công an xã lên tòa án nhân dân huyện. Trường hợp này, việc ông N viết đơn kiện anh Q như vậy là
Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, như vậy công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây?
Khi đi chơi về đêm , P và Q phát hiện một nhóm thanh niên đang cắt trộm đường dây cáp đồng dưới lòng đất, P ở lại trông chừng còn Q nhanh chóng báo công an địa phương. Trong trường hợp này, P và Q đã thực hiện quyền nào của công dân ?
Gần đây, thấy gia đình ông Q có nhiều người lạ thường hay lui tới, ông P tìm hiểu và phát hiện đó là nhóm người đến nhà ông Q để mua bán ma túy. Trường hợp này, ông Q nên làm thế nào cho đúng quy định của pháp luật?
Trong cuộc họp tổng kết của xã X, kế toán M từ chối công khai việc thu chi ngân sách nên bị người dân phản đối. Ông K yêu cầu được chất vấn trực tiếp kế toán nhưng bị Chủ tịch xã ngăn cản. Chủ thể nào dưới đây đã vận dụng đúng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
T đang là học sinh tiểu học, nhiều lần chứng kiến bạn P làm thuê ở một của hàng bán chè bị ông bà chủ mắng chửi, đánh đập rất nặng. T có quyền tố cáo với cơ quan công an không ? Vì sao ?
Sau cuộc họp trao đổi nội bộ về Đáp án giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình thủy lợi, lãnh đạo xã X đã quyết định thực hiện ngay đề án. Việc làm này đã vi phạm quyền gì của công dân ?
I. Nội dung bài học
1. Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.
a. Khái niệm quyền bầu cử và quyền ứng cử
- Quyền bầu cử và ứng cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương trong phạm vi cả nước.
b. Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân
- Công dân đủ 18 trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên dầu có quyền ứng cử vào quốc hội và hội đồng nhân dân.
- Cách thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực nhà nước - cơ quan đại biểu của nhân dân.
+ Thứ nhất, các đại biểu nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri.
+ Thứ hai, các đại biểu nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của cử tri.
c. Ý nghĩa của quyền bầu cử và quyền ứng cử của công dân
- Là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.
- Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước ta, sự bình đẳng của công dân trong đời sống chính trị của đất nước.
- Bảo đảm quyền công dân, quyền con người trên thực tế.
2. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
a. Khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
- Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương, quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng phát triển kinh tế - xã hội.
b. Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
* Ở phạm vi cả nước:
- Thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, phản ánh kịp thời những vướng mắc, bất cập, không phù hợp của các chính sách, pháp luật.
- Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý.
* Ở phạm vi cơ sở:
- Trực tiếp thực hiện theo cơ chế “Dân biết, dân làm, dân kiểm tra”:
- Những việc phải được thông báo để đân biết mà thực hiện (chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước…).
- Những việc dân làm và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.
- Những việc dân được thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định.
- Những việc nhân dân ở phường, xã giám sát, kiểm tra.
c. Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
- Là cơ sở pháp lí quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy Nhà nước
- Động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân, của toàn xã hội về việc xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh và hoạt động có hiệu quả.
- Tạo điều kiện để công dân có thể tham gia tích cực vào mọi lĩnh vực của quản lí nhà nước và xã hội.
3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
a. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
- Quyền khiếu nại, tố cáo :
+ Là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp.
+ Là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại.
- Quyền khiếu nại là quyền công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của công dân.
- Quyền tố cáo là quyền công dân được phép báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
b. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
- Người có quyền khiếu nại, tố cáo:
+ Người khiếu nại: mọi cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại.
+ Người tố cáo: Chỉ có công dân có quyền tố cáo.
- Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo
+ Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại;
+ Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, thủ tướng chính phủ.
- Người giải quyết khiếu nại:
+ Người đứng đầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo.
+ Người đứng đầu cơ quan tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức người bị tố cáo;
+ Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
* Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
- Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
- Bước 2: Người giải quyết khiếu nại xem xét giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật quy định.
- Bước 3: Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.
- Bước 4: Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại.
* Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo gồm các bước sau:
- Bước 1: Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
- Bước 2: Người giải quyết tố cáo phải tiến hành việc xác minh và giải quyết nội dung tố cáo.
- Bước 3: Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời gian quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.
- Bước 4: Cơ quan tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời gian luật quy định.
c. Ý nghĩa của quyền tố cáo, khiếu nại của công dân
- Là quyền dân chủ quan trọng trong đời sống của công dân.
- Là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân.
- Quyền công dân được bảo đảm, bộ máy nhà nước được củng cố vững mạnh.
4. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các nền dân chủ của công dân
- Trách nhiệm của nhà nước: Phải đảm bảo các điều kiện để nhân dân thực hiện quyền dân chủ.
- Trách nhiệm công dân: Thực hiện tốt quyền dân chủ.