IMG-LOGO

Câu hỏi:

20/07/2024 325

Theo Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, tuổi nào dưới đây phải đăng kí nghĩa vụ quân sự?

A. Nam đủ 17 tuổi.

Đáp án chính xác

B. Nam đủ 18 tuổi.

C. Nam sắp17 tuổi.

D. Nam 18 tuổi.

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

 

Đáp án: A

Lời giải: Theo Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, nam đủ 17 tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Thời gian qua, Hội cựu chiến binh đã phát động trong mọi tầng lớp nhân dân phong trào "Góp cờ Tổ quốc cho Trường Sa". Phong trào này cho thấy bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của

Xem đáp án » 05/01/2022 1,027

Câu 2:

Nước thải Nhà máy Y đã được xử lí đảm bảo an toàn trước khi thải ra môi trường. Trong trường hợp này, Công ty Y đã

Xem đáp án » 05/01/2022 957

Câu 3:

Theo Luật Phòng, chống ma túy năm 2000, hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?

Xem đáp án » 05/01/2022 750

Câu 4:

Theo Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, tuổi đăng kí nghĩa vụ quân sự đối với nữ (có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu chuyên môn của Quân đội nhân dân) là

Xem đáp án » 05/01/2022 535

Câu 5:

Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành

Xem đáp án » 05/01/2022 528

Câu 6:

Hưởng ứng chương trình " Góp cờ tổ quốc cho Trường Sa" , trường THPT B đã phát động phong trào góp cờ trong toàn trường.Phong trào này nhằm góp phần giáo dục cho công dân học sinh về nghĩa vụ nào dưới đây của công dân?

Xem đáp án » 05/01/2022 514

Câu 7:

Mức phạt nhẹ nhất khi cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường là

Xem đáp án » 05/01/2022 501

Câu 8:

Ông A đốt rừng làm nương rãy khiến gần một héc-ta rừng phòng vệ đầu nguồn bị cháy. Hành vi của ông A là đã vi phạm pháp luật về lĩnh vực nào dưới đây?

Xem đáp án » 05/01/2022 466

Câu 9:

Các biện pháp kinh tế - tài chính để Nhà nước xóa đói, giảm nghèo không bao gồm nội dung nào dưới đây?

Xem đáp án » 05/01/2022 435

Câu 10:

Quyền tự do kinh doanh được hiểu là mọi người được tự do

Xem đáp án » 05/01/2022 425

Câu 11:

Trong bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng có tầm quan trọng

Xem đáp án » 05/01/2022 410

Câu 12:

Sau khi phát hiện ra hộp sữa vừa mới mua ở siêu thị đã hết hạn sử dụng, anh X quay lại để trình bày. Lãnh đạo siêu thị đã tiếp nhận sự việc, xin lỗi và bồi thường sản phẩm. Việc làm này của siêu thị là thể hiện nhiệm vụ nào của người sản xuất, kinh doanh ?

Xem đáp án » 05/01/2022 407

Câu 13:

Mức phạt nặng nhất khi cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường là

Xem đáp án » 05/01/2022 400

Câu 14:

Theo pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003, hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?

Xem đáp án » 05/01/2022 385

Câu 15:

Trường hợp nào dưới đây không được đăng ký kinh doanh?

Xem đáp án » 05/01/2022 375

LÝ THUYẾT

I. Nội dung bài học

1. Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước

a. Trong lĩnh vực kinh tế

Lý thuyết Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

- Pháp luật tạo ra khung pháp lí cần thiết của họat động kinh doanh. 

- Pháp luật ghi nhận và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân để khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng trong xã hội. 

- Pháp luật khuyến khích các họat động kinh doanh trong những ngành, nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

⇒ Pháp luật giữ vai trò quan trọng, tác động đến toàn bộ nền kinh tế để mọi công dân, mọi thành phần kinh tế và doanh nghiệp được tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm khơi dậy mọi tiềm năng của các nhà sản xuất, kinh doanh vào công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước.

b. Trong lĩnh vực văn hóa

- Pháp luật giữ vai trò chủ đạo, tác động tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam.

c. Trong lĩnh vực xã hội

- Pháp luật có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực xã hội.

-Trong nền kinh tế thị trường, nhiều vấn đề xã hội phát sinh, cần phải được giải quyết: dân số và việc làm; bất bình đẳng xã hội và tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo; bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; xóa đói giảm nghèo; tệ nạn xã hội; đạo đức và lối sống; v.v…

- Các vấn đề xã hội trên đây chỉ có thể được giải quyết một cách hiệu quả nhất thông qua các quy định của pháp luật.

d. Trong lĩnh vực môi trường

Lý thuyết Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

- Pháp luật là công cụ quan trọng của Nhà nước để xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lí cần thiết, tạo ra sự phối hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường.

e. Trong lĩnh vực quốc phòng an ninh xã hội

- Pháp luật là cơ sở để tăng cường tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, thông qua đó tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm cho đất nước có đầy đủ điều kiện để phát triển bền vững.

- Pháp luật về quốc phòng và an ninh qui định về bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội.

- Pháp luật qui định nhiệm vu, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia của các tổ chức và công dân.

- Pháp luật trừng trị nghiêm khắc đối với những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm độc lập chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

-Pháp luật giữ vai trò đảm bảo các điều kiện an ninh trật tự cần thiết để xã hội ổn định và phát triển.

2. Nội dung cơ bản của pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

a. Nội dung cơ bản về sự phát triển kinh tế

* Quyền tự do kinh doanh của công dân: Có nghĩa là mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành họat động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh

* Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các họat động kinh doanh: 

- Kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giấy phép kinh doanh,

- Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật,

- Bảo vệ môi trường,

- Bảo vệ quền lợi người tiêu dùng,

Lý thuyết Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

- Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội…

b. Nội dung cơ bản về sự phát triển văn hóa

- Được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Di sản văn hóa, Luật Xuất bản, Luật Báo chí, v.v… Đó là hệ thống quy định của pháp luật về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Nội dung: nghiêm cấm những hành vi truyền bá tư tưởng và văn hóa phản động, lối sống đồi trụy, tệ nạn H, mê tín dị đoan, các hành vi xâm phạm đến di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh…

c. Nội dung cơ bản về sự phát triển các lĩnh vực xã hội

- Nhà nước ban hành nhiều bộ luật để thực hiện sự tiến bộ và công bằng xã hội:

+ Pháp luật với việc giải quyết dân số và việc làm.

Lý thuyết Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

+ Pháp luật với việc xóa đói giảm nghèo.

Lý thuyết Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

+ Pháp luật với việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Lý thuyết Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

+ Pháp luật với việc phòng và chống tệ nạn xã hội

Lý thuyết Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

d. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường

- Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước và của mỗi công dân

- Phải bảo vệ, khai thác sử dụng hợp lí, tiết kiệm và có hiệu quả để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước.

Lý thuyết Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

- Việc khai thác rừng phải đúng pháp luật, bảo vệ và phát triển rừng, chống cháy rừng. Có trách nhiệm trồng cây gây rừng….

- Nghiêm cấm các hành vi làm suy thoái môi trường, gây ô nhiễm môi trường.

- Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vảo vệ các loại động thực vật và hệ sinh thái…

e. Nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng an ninh.

Lý thuyết Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

- Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật để tạo nên hành lang pháp lí như luật quốc phòng, luật an ninh quốc gia…

- Ban hành nghĩa vụ quân sự, thực hiện giáo dục quốc phòng trong các cơ quan, tổ chức, trường học.

- Củng cố quốc phòng, an ninh quốc phòng là nhiệm vụ của toàn dân.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »