Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

23/07/2024 252

Cho phản ứng hoá học: CaO + H2SO4  CaSO4 + H2O.

Nếu khối lượng CaO đã phản ứng là 0,56 gam thì khối lượng muối thu được sau phản ứng là

A. 13,6 g

B. 0,136 g

C. 1,36 g

Đáp án chính xác

D. 2,45 g

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án C

Cho phản ứng hoá học:  C a O   +   H 2 S O 4   →   C a S O 4   +   H 2 O .  Nếu khối lượng CaO đã phản ứng là 0,56 gam thì khối lượng muối thu được sau phản ứng là (ảnh 1)

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Kim loại không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường

Xem đáp án » 07/01/2022 19,037

Câu 2:

Cho kim loại A, hóa trị II tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. Biết rằng sau phản ứng thu được 3,36 l khí thoát ra ở đktc và khối lượng của bazơ có trong dung dịch thu được là 11,1 gam. Tìm A

Xem đáp án » 07/01/2022 762

Câu 3:

Tên gọi của BaOH2:

Xem đáp án » 07/01/2022 633

Câu 4:

Chọn đáp án đúng

Xem đáp án » 07/01/2022 480

Câu 5:

Tên muối KMnO4 là:

Xem đáp án » 07/01/2022 458

Câu 6:

Công thức hóa học của muối ăn:

Xem đáp án » 07/01/2022 437

Câu 7:

Khử hoàn toàn 1,5 g sắt (III) oxit bằng khí H2. Thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng là

Xem đáp án » 07/01/2022 425

Câu 8:

Dung dịch làm hồng phenolphtalein là

Xem đáp án » 07/01/2022 395

Câu 9:

Cho NaOH, CuSO4, KOH, BaSO4, NaHCO3, FeOH2. Chất nào có kim loại hóa trị I

Xem đáp án » 07/01/2022 325

LÝ THUYẾT

Kiến thức cần nhớ

1. Nước

a) Thành phần hóa học

- Thành phần hóa học định tính của nước gồm hiđro và oxi.

- Tỉ lệ về khối lượng: 1 phần H và 8 phần O.

b) Tính chất hóa học

- Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường (như Na, K, Ca…) tạo thành bazơ tan và khí hiđro.

          2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑

          Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2↑

- Tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành bazơ tan như NaOH, KOH, Ca(OH)2…

          CaO + H2O → Ca(OH)2

          K2O + H2O → 2KOH

- Tác dụng với một số oxit axit tạo ra axit như H2SO4, H3PO4, H2SO3….

          SO3 + H2O → H­2SO4

          P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

2. Axit

- Phân tử axit gồm có 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.

- Công thức hóa học của axit gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit.

- Gọi tên axit:

+ Axit không có oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + hiđric

+ Axit có nhiều nguyên tử oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + ic

+ Axit có ít oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

Ví dụ:

HCl: axit clohiđric

HNO3: axit nitric

H2SO3: axit sunfurơ

3. Bazơ

- Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (– OH).

- Công thức hóa học của bazơ gồm 1 nguyên tử kim loại và một số nhóm OH.

- Tên bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị ) + hiđroxit

- Ví dụ:

NaOH: natri hiđroxit

Fe(OH)3: sắt(III) hiđroxit

Cu(OH)2: đồng(II) hiđroxit

4. Muối

- Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

- Công thức hóa học của muối gồm kim loại và gốc axit.

- Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị ) + tên gốc axit.

- Ví dụ:

CaCO3: canxi cacbonat

FeSO4: sắt(II) sunfat

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »