Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì:
A. Quãng đường vật đi được trong những khoảng thời gian khác nhau là khác nhau.
B. Một vật có thể đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.
C. Vận tốc của vật so với các vật mốc khác nhau là khác nhau.
D. Dạng quỹ đạo chuyển động của vật phụ thuộc vào vật chọn làm mốc.
Đáp án B
Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì một vật có thể đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau, câu nào không đúng?
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng khi nói về chuyển động cơ học?
Quan sát một đoàn tàu đang chạy vào ga, trong các câu mô tả sau đây, câu mô tả nào là sai?
Chuyển động của đầu van xe đạp so với mặt đường khi xe chuyển động thẳng trên đường là:
Một chiếc ô tô đang chạy, người soát vé đang đi lại. Câu nhận xét nào sau đây là sai?
Chuyển động của đầu van xe đạp so với vật mốc là trục bánh xe khi xe chuyển động thẳng trên đường là chuyển động
Trong các chuyển động sau, quỹ đạo của chuyển động nào là đường thẳng.
Một ô tô chở khách chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là sai?
Hai người A và B đang ngồi trên xe ô tô đang chuyển động trên đường và người thứ ba C đứng yên bên đường. Trường hợp nào sau đây đúng?
Trời lặng gió, nhìn qua cửa xe (khi xe đứng yên) ta thấy các giọt mưa rơi theo đường thẳng đứng. Nếu xe chuyển động về phía trước thì người ngồi trên xe sẽ thấy các giọt mưa:
Một tàu hoả đang di chuyển từ Bắc vô Nam, người lái tàu chuyển động so với:
I/ Hành khách trên xe.
II/ Đầu tàu
III/ Một người đi xe đạp trên đường
IV/ Cột mốc
Một hành khách đang ngồi trên xe bus đi từ Hà Nam lên Hà Nội, hành khách này chuyển động so với:
I/ Tài xế
II/ Một hành khách khác
III/ Một người đi xe đạp trên đường
IV/ Cột mốc
I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
- Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).
Ví dụ: Người đàn ông đang chuyển động so với cây số 1 ven đường.
Tức là, ở trường hợp trên, cây số 1 được chọn làm vật mốc và người đàn ông đã đi tới cây số 3.
Vị trí của người đàn ông đã thay đổi theo thời gian.
- Khi vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật được coi là đứng yên so với vật mốc.
Ví dụ: Người lính đang đứng yên so với cột mốc chủ quyền đảo Sơn Ca.
Tức là, ở trường hợp trên, chọn cột mốc chủ quyền đảo Sơn Ca làm vật mốc và người lính vẫn đứng ở đó.
Vị trí của người lính không thay đổi theo thời gian.
II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.
- Ví dụ: Hành khách ngồi trên một toa tàu đang rời khỏi nhà ga.
+ So với nhà ga thì hành khách chuyển động, vì theo thời gian, hành khách càng xa nhà ga.
+ So với toa tàu thì hành khách đứng yên, vì theo thời gian, vị trí của hành khách không thay đổi.
III. Một số chuyển động thường gặp
- Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động.
- Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động cong.
Chuyển động tròn là một chuyển động cong đặc biệt.
Ví dụ:
+ Chuyển động cong
+ Chuyển động thẳng
+ Chuyển động tròn