Thứ năm, 09/05/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

19/01/2022 250

Mối liên hệ giữa bước sóng λ, vận tốc truyền sóng v, chu kì T và tần số f của một sóng là:

A. f=1T=vλ

Đáp án chính xác

B. v=1f=Tλ

C. λ=Tv=fv

D. λ=Tv=vf

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án A

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Chọn câu sai.

Xem đáp án » 19/01/2022 1,039

Câu 2:

Sóng cơ truyền được trong các môi trường

Xem đáp án » 19/01/2022 278

Câu 3:

Chọn phát biểu sai khi có sóng truyền qua:

Xem đáp án » 19/01/2022 245

Câu 4:

Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án » 19/01/2022 241

Câu 5:

Sóng dọc:

Xem đáp án » 19/01/2022 231

Câu 6:

Chọn cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống. Khi sóng cơ truyền càng xa nguồn thì .... càng giảm?

Xem đáp án » 19/01/2022 219

Câu 7:

Một nguồn dao động đặt tại điểm O trên mặt chất lỏng nằm ngang phát ra dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với phương trình . Sóng do nguồn dao động này tạo ra truyền trên mặt chất lỏng có bước sóng λ tới điểm M cách O một khoảng x. Coi biên độ sóng và vận tốc sóng không đổi khi truyền đi thì phương trình dao động tại điểm M là:

Xem đáp án » 19/01/2022 218

Câu 8:

Sóng ngang:

Xem đáp án » 19/01/2022 210

Câu 9:

Một âm có tần số xác định lần lượt truyền trong nhôm, nước, không khí với tốc độ tương ứng là v1,v2,v3. Nhận định nào sau đây là đúng

Xem đáp án » 19/01/2022 203

Câu 10:

Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm:

Xem đáp án » 19/01/2022 200

Câu 11:

Sóng dọc là:

Xem đáp án » 19/01/2022 199

Câu 12:

Chọn câu phương án đúng. Năng lượng của sóng truyền từ một nguồn điểm sẽ:

Xem đáp án » 19/01/2022 197

Câu 13:

Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không thay đổi?

Xem đáp án » 19/01/2022 195

Câu 14:

Sóng ngang là:

Xem đáp án » 19/01/2022 192

LÝ THUYẾT

I. Sóng cơ

1. Định nghĩa

- Sóng cơ học là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.

- Sóng cơ có thể lan truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí.

Ví dụ:

+ Sợi dây đàn hồi: sợi lò xo, sợi dây cao su, dây thép, dải lụa, …

+ Bề mặt đàn hồi: mặt cao su, mặt chất lỏng, …

2. Sóng ngang

- Sóng ngang là sóng trong đó có các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.

 Bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ (ảnh 1)

- Sóng ngang có thể truyền trong chất rắn và bề mặt chất lỏng.

Ví dụ: Sóng trên mặt nước, sóng trên sợi dây cao su.

  Bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ (ảnh 1)

3. Sóng dọc

- Sóng dọc là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.

Bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ (ảnh 1)

- Sóng dọc truyền trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí.

Ví dụ: Sóng âm, sóng trên một lò xo

                                                                                        Bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ (ảnh 1)

II. Các đặc trưng của một sóng hình sin

1. Sự truyền của một sóng hình sin

Dùng một sợi dây mềm, dài, căng ngang, đầu Q gắn vào tường, đầu P gắn vào một cần rung có tần số thấp. Cho cần rung dao động, làm đầu P của dây dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Trên dây xuất hiện một sóng cơ có dạng hình sin lan truyền về đầu Q.

Bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ (ảnh 1)

Sau thời gian T, dao động của điểm P đã truyền tới điểm P1, ở cách P một đoạn:

PP1=λ=vT và P1 bắt đầu dao động hoàn toàn giống P.

Dao động từ P1 tiếp tục truyền xa hơn, thành thử dây có dạng một đường hình sin.

2. Các đặc trưng của một sóng hình sin

- Biên độ sóng (A) là biên độ dao động của các phần tử vật chất trong môi trường khi có sóng truyền qua.

+ Biên độ sóng có thể thay đổi theo vị trí.

+ Càng truyền đi xa, biên độ sóng càng giảm.

- Tần số sóng (f) là tần số dao động của các phần tử môi trường.

+ Tần số không thay đổi trong quá trình truyền sóng.

+ Liên hệ giữa tần số sóng (f) và chu kỳ sóng (T): f=1T

- Tốc độ sóng (vs) là tốc độ truyền trạng thái của dao động.

- Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào bản chất của môi trường (mật độ vật chất, tính đàn hồi,…).

- Tốc độ truyền sóng giảm dần theo thứ tự rắn, lỏng, khí.

- Sóng cơ học không truyền được trong chân không.

Bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ (ảnh 1)

- Bước sóng λ  là quãng đường sóng truyền được trong một chu kì, đó cũng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động cùng pha với nhau.

- Mối quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng của sóng: λ=vs.T=vsf.

- Năng lượng sóng là năng lượng dao động của các phần tử của môi trường có sóng truyền qua. Năng lượng sóng cơ tỉ lệ với bình phương biên độ sóng.

III. Phương trình sóng

- Trường hợp đơn giản nhất, ta xét sóng truyền trên trục Ox theo chiều dương. Giả sử trong quá trình truyền sóng, biên độ không giảm.

Bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ (ảnh 1)

- Nguồn sóng đặt tại O, giả sử phương trình dao động của nguồn là uO=Acosωt=Acos2πTt

- Xét điểm M tại tọa độ x, thời gian sóng truyền từ O đến M là: Δt=xvs .

- Dao động tại M ở thời điểm t chính là dao động tại O ở thời điểm tΔt, ta có: uMt=uOtΔt=Acosωtxvs=Acosωt2πT.xvs

- Do vsT=λ  nên ta có phương trình sóng

 ux;t=Acosωt2πxλ=Acos2πtTxλ

- Nhận xét:

+ Phương trình sóng là một hàm điều hòa theo cả không gian và thời gian, chu kỳ theo thời gian là T (gọi là chu kỳ), chu kỳ theo không gian là λ (gọi là bước sóng).

+ Cố định không gian, tức là cho x một giá trị cụ thể thì phương trình sóng trở thành phương trình dao động của phần tử môi trường tại vị trí đó.

+ Cố định thời gian, tức là cho t một giá trị cụ thể thì phương trình sóng là một hàm của không gian, mô tả hình dạng của sóng tại thời điểm đó.

                                                                                                       

                                                         

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »