Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng cơ học nào?
A. Sóng cơ học có tần số 30kHz
B. Sóng cơ học có chu kì 2,0μs
C. Sóng cơ học có chu kì 2,0ms
D. Sóng cơ học có tần số 10Hz
Đáp án C
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Khi đi vào một ngõ hẹp, ta nghe tiếng bước chân vọng lại đó là do hiện tượng
Đối với âm cơ bản và họa âm bậc 4 của cùng 1 dây đàn phát ra thì:
Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì không đổi và bằng 0,08s. Âm do lá thép phát ra là:
Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là . Biết cường độ âm chuẩn là . Mức cường độ âm tại điểm đó bằng:
Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kỳ không đổi và bằng 0,08s. Âm do lá thép phát ra là
Một dây đàn dài 15cm, khi gảy phát ra âm cơ bản với tốc độ truyền sóng trên dây là 300m/s. Tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s. Bước sóng của âm phát ra trong không khí là:
Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng cơ học nào sau đây:
Khi âm thanh truyền từ không khí vào nước, bước sóng và tần số của âm thanh có thay đổi không?
Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng cơ học nào sau đây:
I. Âm. Nguồn âm
1. Âm là gì?
- Sóng âm là những sóng cơ truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
- Tần số của sóng âm cũng là tần số âm
2. Nguồn âm
Một vật dao động phát ra âm là một nguồn âm. Tần số của âm phát ra bằng tần số dao động của nguồn âm.
3. Âm nghe được, hạ âm, siêu âm
Sóng âm được chia thành 3 loại
Âm nghe được |
Hạ âm |
Siêu âm |
Tai người nghe được |
Tai người không nghe được. |
|
Âm có tần số từ 16 Hz đến 20000 Hz. |
Âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz |
Âm có tần số lớn hơn 20000 Hz |
4. Sự truyền âm
- Trong mỗi môi trường, sóng âm truyền với một tốc độ xác định. Tốc độ truyền âm trong các môi trường: vrắn > vlỏng > vkhí .
- Âm hầu như không truyền được qua các chất xốp như bông, len,... Những chất đó gọi là những chất cách âm.
- Sóng âm không truyền được trong chân không.
II. Những đặc trưng vật lí của âm
1. Tần số âm (f): là một trong những đặc trưng vật lí quan trọng nhất của âm.
2. Cường độ âm (I): là đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm tải qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian. Đơn vị: W/m2
3. Mức cường độ âm (L):
4. Đồ thị dao động: Khi cho nhạc cụ phát ra âm cơ bản có tần số f0 thì đồng thời nhạc cụ đó cũng phát ra âm có tần số 2f0, 3f0,... gọi là các họa âm bậc 2, bậc 3,... Các họa âm có biên độ khác nhau. Tổng hợp tất cả các đồ thị của tất cả các họa âm trong một nhạc âm ta được đồ thị dao động của nhạc âm đó.