Hướng gió mùa thịnh hành ở khu vực Đông Nam Á vào thời kì mùa hạ là
A. Đông Nam.
B. Đông Bắc.
C. Tây Nam.
D. Tây Bắc.
Giải thích: Hướng gió mùa thịnh hành ở khu vực Đông Nam Á vào thời kì mùa hạ là gió mùa Tây Nam.
Đáp án: C
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
1. Vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á
- Gồm hai bộ phận
+ Phần đất liền: mang tên bán đảo Trung Ấn, nằm giữa hai quốc gia là Trung Quốc và Ấn Độ.
+ Phần hải đảo: có tên là Mã Lai với hơn 1 vạn đảo lớn nhỏ.
- Đông Nam Á là cầu nối: Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương; châu Á với châu Đại Dương.
Đảo Java là một trong những hòn đảo lớn thuộc quần đảo Mã Lai
2. Đặc điểm tự nhiên
a) Địa hình
- Phần đất liền:
+ Các dãy núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy theo hướng bắc - nam và tây bắc - đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. Địa hình bị cắt xe mạnh.
+ Đồng bằng phù sa tập trung ở ven biển và hạ lưu các sông.
- Phần hải đảo:
+ Nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất nên thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.
- Vùng có nhiều tài nguyên: quặng thiếc, kẽm, đồng, than đá, khí đốt, dầu, mỏ,…
Lược đồ địa hình và hướng gió ở Đông Nam Á
b) Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan
- Khí hậu mang tính chất gió mùa
+ Mùa hạ có gió tây nam nóng ẩm mang mưa nhiều cho khu vực; Mùa đông gió có tính chất lạnh khô.
+ Vùng chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới gây thiệt hại lớn vè người và tài sản.
- Sông ngòi
+ Phần đất liền: có một số sông lớn như Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, Xa-lu-en, I-ra-oa-đi,…
+ Phần hải đảo sông nhỏ ngắn và dốc.
Một đoạn sông Mê Công ở Cam-pu-chia
Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa một số trạm ở Đông Nam Á
- Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, rừng rụng lá theo mùa, rừng thưa và xa van cây bụi.
Rừng khộp rụng lá vào mùa khô ở Tây Nguyên, Việt Nam