Gió mùa Tây Nam của khu vực Đông Nam Á có nguồn gốc từ
A. áp cao Iran.
B. áp cao cận chí tuyến bắc bán cầu.
C. áp cao cận chí tuyến nam bán cầu.
D. áp cao tây Thái Bình Dương.
Giải thích: Gió mùa mùa hạ (gió mùa Tây Nam) của khu vực Đông Nam Á có nguồn gốc từ áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu.
Đáp án: C
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Hướng gió mùa thịnh hành ở khu vực Đông Nam Á vào thời kì mùa hạ là
1. Vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á
- Gồm hai bộ phận
+ Phần đất liền: mang tên bán đảo Trung Ấn, nằm giữa hai quốc gia là Trung Quốc và Ấn Độ.
+ Phần hải đảo: có tên là Mã Lai với hơn 1 vạn đảo lớn nhỏ.
- Đông Nam Á là cầu nối: Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương; châu Á với châu Đại Dương.
Đảo Java là một trong những hòn đảo lớn thuộc quần đảo Mã Lai
2. Đặc điểm tự nhiên
a) Địa hình
- Phần đất liền:
+ Các dãy núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy theo hướng bắc - nam và tây bắc - đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. Địa hình bị cắt xe mạnh.
+ Đồng bằng phù sa tập trung ở ven biển và hạ lưu các sông.
- Phần hải đảo:
+ Nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất nên thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.
- Vùng có nhiều tài nguyên: quặng thiếc, kẽm, đồng, than đá, khí đốt, dầu, mỏ,…
Lược đồ địa hình và hướng gió ở Đông Nam Á
b) Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan
- Khí hậu mang tính chất gió mùa
+ Mùa hạ có gió tây nam nóng ẩm mang mưa nhiều cho khu vực; Mùa đông gió có tính chất lạnh khô.
+ Vùng chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới gây thiệt hại lớn vè người và tài sản.
- Sông ngòi
+ Phần đất liền: có một số sông lớn như Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, Xa-lu-en, I-ra-oa-đi,…
+ Phần hải đảo sông nhỏ ngắn và dốc.
Một đoạn sông Mê Công ở Cam-pu-chia
Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa một số trạm ở Đông Nam Á
- Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, rừng rụng lá theo mùa, rừng thưa và xa van cây bụi.
Rừng khộp rụng lá vào mùa khô ở Tây Nguyên, Việt Nam