IMG-LOGO

Câu hỏi:

26/01/2022 204

Dao động tắt dần là dao động có:

A. Li độ giảm dần theo thời gian

B. Thế năng luôn giảm theo thời gian

C. Biên độ giảm dần theo thời gian

Đáp án chính xác

D. Pha dao động luôn giảm dần theo thời gian

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án C

Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?

Xem đáp án » 26/01/2022 1,761

Câu 2:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học

Xem đáp án » 26/01/2022 491

Câu 3:

Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên điều hòa với tần số f. Chu kì dao động của vật là:

Xem đáp án » 26/01/2022 352

Câu 4:

Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng thì:

Xem đáp án » 26/01/2022 336

Câu 5:

Chọn phát biểu đúng: Dao động duy trì của một hệ là dao động tắt dần mà người ta đã:

Xem đáp án » 26/01/2022 225

Câu 6:

Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động:

Xem đáp án » 26/01/2022 204

Câu 7:

Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án » 26/01/2022 185

Câu 8:

Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là

Xem đáp án » 26/01/2022 167

Câu 9:

Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai?

Xem đáp án » 26/01/2022 161

LÝ THUYẾT

I. Dao động tắt dần

- Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian. Vì khi con lắc dao động, nó chịu lực cản của không khí, làm tiêu hao năng lượng của con lắc, chuyển hóa cơ năng dần dần thành nhiệt năng.

Bài 4: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức (ảnh 1)

- Đặc điểm: 

+ Cơ năng giảm dần, biên độ giảm dần.

+ Sức cản càng lớn thì tắt dần càng nhanh.

- Ứng dụng: Nguyên tắc hoạt động của bộ phận giảm xóc trong ôtô, xe máy, thiết bị cho các cửa tự khép,…

                                                                                                     Bài 4: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức (ảnh 1)

Thiết bị giảm xóc xe ô tô

                                                                                                         Bài 4: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức (ảnh 1)

Thiết bị cửa tự khép

II. Dao động duy trì

- Dao động duy trì là dao động được duy trì bằng cách giữ cho biên độ không đổi mà không làm thay đổi chu kì dao động riêng.

- Trong dao động duy trì, người ta tác dụng một ngoại lực tuần hoàn lên dao động tắt dần sao cho:

+ Chất điểm vẫn dao động với tần số riêng của hệ.

+ Phần năng lượng do ngoại lực cung cấp đúng bằng phần năng lượng bị mất mát do ma sát sau mỗi chu kỳ.

- Dao động duy trì có nhiều ứng dụng quan trọng trong cuộc sống, ứng dụng nổi bật nhất của nó là dao động duy trì của con lắc bên trong đồng hồ quả lắc.

 Bài 4: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức (ảnh 1)

Mỗi lần xích đu quay lại, người đu lại đẩy nhẹ một cái để duy trì dao động

                                                                                                            Bài 4: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức (ảnh 1)

Đồng hồ quả lắc

II. Dao động cưỡng bức

Dao động cưỡng bức là dao động chịu tác dụng của một ngoại lực cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

- Để cưỡng bức hệ dao động, người ta cần tác dụng vào hệ một ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn với tần số fF (ứng với tần số góc ωF) có phương trình F=F0cosωFt+φF, khi đó hệ sẽ dao động cưỡng bức với tần số bằng tần số của ngoại lực, phương trình dao động là: x=AcosωFt+φ 

- Đặc điểm của dao động cưỡng bức:

+ Tần số dao động cưỡng bức bằng tần số ngoại lực fF.

+ Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ ngoại lực F0, độ sai khác giữa tần số của ngoại lực cưỡng bức ­với tần số riêng của hệ ff0 và lực cản của môi trường.

Bài 4: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức (ảnh 1)

Người giữ dây, đẩy và kéo cho xích đu dao động theo ý mình

IV. Hiện tượng cộng hưởng

1. Định nghĩa

Hiện tượng cộng hưởng là hiện tượng biên độ của dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức tiến đến bằng tần số riêng fo của hệ dao động.

2. Giải thích

Bài 4: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức (ảnh 1)

- Khi fF càng gần fo thì A càng lớn.

- Khi fF = fo thì biên độ của dao động cưỡng bức đạt giá trị cực đại Amax, khi đó xảy ra hiện tượng cộng hưởng.

- Biên độ của dao động cưỡng bức, bao gồm cả Amax sẽ tăng khi:

+ Biên độ của ngoại lực tăng.

+ Sức cản của môi trường giảm.

+ Độ sai khác ff0 giảm.

3. tầm quan trọng của hiện tượng cộng hưởng

- Hiện tượng cộng hưởng xuất hiện rất phổ biến trong thực tế, và tùy vào trường hợp mà nó có thể mang lại lợi ích hoặc gây hại:

+ Cộng hưởng có hại: các hệ dao động như tòa nhà, cầu đường bộ, bệ máy, khung xe, … nếu xảy ra cộng hưởng có thể gây ra hại.

Bài 4: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức (ảnh 1)

Năm 1850 cầu Angers của Pháp bị sập khi một tiểu đoàn của quân đội Pháp hành quân qua cầu

Bài 4: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức (ảnh 1)

Cốc bị vỡ khi đặt gần chiếc loa đang hoạt động

+ Cộng hưởng có lợi: cộng hưởng trong hộp đàn, trong kỹ thuật tán sỏi thận bằng siêu âm, … là các ứng dụng có lợi.

Bài 4: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức (ảnh 1)

Hộp đàn có tác dụng làm tăng cường độ âm phát ra

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »