Một quả cầu được treo trên sợi chỉ tơ mảnh như hình vẽ. Cầm đầu B của sợi chỉ để giật thì sợi chỉ có thể bị đứt tại điểm A hoặc điểm C. Muốn sợi chỉ bị đứt tại điểm C thì ta phải giật như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Giật thật mạnh đầu
B. một cách khéo léo
C. Giật thật nhẹ đầu B
D. Vừa giật vừa quay sợi chỉ
Đáp án A
Muốn sợi chỉ bị đứt tại điểm C thì ta phải giật thật mạnh đầu B một cách khéo léo, khi đó quả cầu sẽ chuyển động lên trên theo quán tính.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Treo một vật vào một lực kế thấy lực kế chỉ 30N. Khối lượng vật là bao nhiêu?
Một quả bóng khối lượng 1kg được treo vào đầu một sợi dây, phải giữ đầu dây với một lực bằng bao nhiêu để quả bóng nằm cân bằng.
Treo một vật vào một lực kế thấy lực kế chỉ 20N. Khối lượng vật bao nhiêu?
Một quả bóng khối lượng 0,5kg được treo vào đầu một sợi dây, phải giữ đầu dây với một lực bằng bao nhiêu để quả bóng nằm cân bằng.
Khi xe tăng tốc đột ngột, hành khách trên xe có xu hướng bị ngã ra phía sau. Câu giải thích nào sau đây là đúng?
Một vật nằm yên trên mặt bàn nằm nghiêng (hình vẽ), lực cân bằng với trọng lực P là:
Khi bút tắc mực, ta thường cầm bút vẩy mạnh bút lại tiếp tục viết được. Câu giải thích nào sau đây là đúng?
I. Hai lực cân bằng
1. Hai lực cân bằng là gì?
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
Ví dụ: Một quả cầu được treo bởi một sợi dây như hình vẽ, chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lực và lực căng dây .
2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động
Dưới tác dụng của các lực cân bằng:
+ Một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.
+ Một vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.
Ví dụ 1: Khúc gỗ đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng từ hai con voi.
Ví dụ 2: Người trượt ván đang chuyển động đều do chịu tác dụng của hai lực cân bằng
II. Quán tính
- Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật có quán tính. Có thể nói, quán tính là tính chất giữ nguyên vận tốc và hướng chuyển động của vật.
- Vật có khối lượng càng lớn thì quán tính của vật càng lớn.
Ví dụ: Khi xe ô tô đang chuyển động trên đường và muốn dừng lại thì người lái xe phải phanh xe nhưng do có quán tính nên xe đi thêm một quãng đường rồi mới dừng hẳn.