IMG-LOGO

Câu hỏi:

16/02/2022 188

Chọn phát biểu đúng?

A. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác

B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy

C. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt

Đáp án chính xác

D. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án C

A - sai vì: Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này lăn trên vật khác

B - sai vì: Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy

C - đúng

D - sai vì: Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi

Xem đáp án » 16/02/2022 543

Câu 2:

Trong các cách làm dưới dây, cách nào làm tăng ma sát?

Xem đáp án » 16/02/2022 365

Câu 3:

Lực ma sát nào giúp ta cầm quyển sách không trượt khỏi tay?

Xem đáp án » 16/02/2022 221

Câu 4:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ma sát

Xem đáp án » 16/02/2022 212

Câu 5:

Ý nghĩa của vòng bi là:

Xem đáp án » 16/02/2022 192

Câu 6:

Trong các cách làm sau, cách nào làm tăng được lực ma sát?

Xem đáp án » 16/02/2022 191

Câu 7:

Lực nào sau đây không phải là lực ma sát? 

Xem đáp án » 16/02/2022 173

Câu 8:

Có các loại ma sát:

Xem đáp án » 16/02/2022 168

Câu 9:

Trong các cách làm dưới dây, cách nào làm giảm ma sát?

Xem đáp án » 16/02/2022 167

Câu 10:

Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:

Xem đáp án » 16/02/2022 163

Câu 11:

Trường hợp nào sau đây cần tăng cường lực ma sát?

Xem đáp án » 16/02/2022 156

Câu 12:

Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt

Xem đáp án » 16/02/2022 152

Câu 13:

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không cần tăng ma sát.

Xem đáp án » 16/02/2022 152

LÝ THUYẾT

I. Khi nào có lực ma sát?

Lực ma sát xuất hiện ở giữa bề mặt tiếp xúc của các vật và cản trở chuyển động.

1. Lực ma sát trượt

Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

Ví dụ: Khi người công nhân đẩy thùng hàng trượt trên bề mặt sàn thì lực ma sát trượt xuất hiện giữa bề mặt thùng hàng và bề mặt sàn.

Bài 6: Lực ma sát (ảnh 1)

2. Lực ma sát lăn

- Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

- Độ lớn của lực ma sát lăn nhỏ hơn rất nhiều so với độ lớn lực ma sát trượt.

Ví dụ: Khi cho thùng hàng lên xe có bánh lăn, lực ma sát lăn xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của bánh xe và mặt sàn thay thế lực ma sát trượt, giúp người công nhân di chuyển thùng hàng được dễ dàng hơn.

Bài 6: Lực ma sát (ảnh 1)

3. Lực ma sát nghỉ

- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.

Ví dụ: Người thợ tác dụng lực kéo vào thùng hàng nhưng nó chưa dịch chuyển vì lúc này giữa bề mặt tiếp xúc của thùng hàng và mặt sàn xuất hiện lực ma sát nghỉ cân bằng với lực kéo giúp vật đứng yên.

Bài 6: Lực ma sát (ảnh 1)

- Chú ý: Khi vật đứng yên chịu tác dụng của các lực không cân bằng thì có lực ma sát nghỉ.

II. Lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật

1. Lực ma sát có thể có hại

Trong những trường hợp lực ma sát có hại ta cần làm giảm lực ma sát, có thể bằng cách:

- Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc.

- Bôi trơn bằng dầu mỡ.

- Thay ma sát trượt bằng ma sát lăn.

Ví dụ: Thời xưa, xe bò di chuyển rất khó khăn do lực ma sát trượt xuất hiện giữa trục quay và bánh xe. Ngày nay, bánh xe được cải tiến với trục quay có ổ bi, lực ma sát lăn xuất hiện giữa trục quay và bánh xe thay thế lực ma sát trượt, có độ lớn nhỏ hơn rất nhiều giúp xe di chuyển nhanh hơn.

Bài 6: Lực ma sát (ảnh 1)

2. Lực ma sát có thể có ích

Trong những trường hợp lực ma sát có lợi ta cần làm tăng lực ma sát, có thể bằng cách:

- Tăng độ nhám của bề mặt tiếp xúc.

- Tăng lực ép lên bề mặt tiếp xúc.

Ví dụ: Đi trên nền nhà trơn bằng chân trần dễ bị trượt ngã vì thiếu lực ma sát. Ta cần tăng lực ma sát trong trường hợp này, bằng các cách:

+ đi giày dép (tăng độ nhám giữa hai bề mặt tiếp xúc)

+ chọn nơi nền nhà khô ráo để đi (tăng độ nhám giữa hai bề mặt tiếp xúc)

+ đi ấn ngón chân xuống nền nhà (tăng lực ép lên bề mặt tiếp xúc)

Bài 6: Lực ma sát (ảnh 1)

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »