IMG-LOGO

Câu hỏi:

07/07/2024 216

Trường hợp nào không phải là ma sát trượt?

A. Ma sát giữa đế dép và mặt sàn

B. Khi phanh xe đạp, ma sát giữa 2 phanh và vành xe

C. Ma sát giữa quả bóng lăn trên mặt sàn

Đáp án chính xác

D. Ma sát giữa trục quạt bàn và ổ trục

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án C

Ta có:

A - ma sát trượt

B - ma sát trượt

C - ma sát lăn

D - ma sát trượt

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ:

Xem đáp án » 16/02/2022 267

Câu 2:

Trong các trường hợp lực xuất hiện sau đây trường hợp nào không phải là lực ma sát?

Xem đáp án » 16/02/2022 256

Câu 3:

Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?

Xem đáp án » 16/02/2022 252

Câu 4:

Trong các trường hợp sau trường hợp nào không xuất hiện lực ma sát nghỉ?

Xem đáp án » 16/02/2022 248

Câu 5:

Có mấy loại lực ma sát?

Xem đáp án » 16/02/2022 243

Câu 6:

Tại sao trên lốp ô tô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh?

Xem đáp án » 16/02/2022 241

Câu 7:

Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay đẩy vật để truyền cho nó một vận tốc. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì

Xem đáp án » 16/02/2022 233

Câu 8:

Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn:

Xem đáp án » 16/02/2022 231

Câu 9:

Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe, lực tương tác giữa má phanh và bánh xe là:

Xem đáp án » 16/02/2022 219

Câu 10:

Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn:

Xem đáp án » 16/02/2022 216

Câu 11:

Người thợ may sau khi đơm cúc áo thường quấn thêm vài vòng chỉ quanh cúc để:

Xem đáp án » 16/02/2022 214

Câu 12:

Lực giữ cho vật đứng yên khi vật chịu tác dụng của lực khác là lực:

Xem đáp án » 16/02/2022 214

Câu 13:

Trong các trường hợp xuất hiện lực dưới đây trường hợp nào là lực ma sát

Xem đáp án » 16/02/2022 204

Câu 14:

Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để:

Xem đáp án » 16/02/2022 202

LÝ THUYẾT

I. Khi nào có lực ma sát?

Lực ma sát xuất hiện ở giữa bề mặt tiếp xúc của các vật và cản trở chuyển động.

1. Lực ma sát trượt

Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

Ví dụ: Khi người công nhân đẩy thùng hàng trượt trên bề mặt sàn thì lực ma sát trượt xuất hiện giữa bề mặt thùng hàng và bề mặt sàn.

Bài 6: Lực ma sát (ảnh 1)

2. Lực ma sát lăn

- Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

- Độ lớn của lực ma sát lăn nhỏ hơn rất nhiều so với độ lớn lực ma sát trượt.

Ví dụ: Khi cho thùng hàng lên xe có bánh lăn, lực ma sát lăn xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của bánh xe và mặt sàn thay thế lực ma sát trượt, giúp người công nhân di chuyển thùng hàng được dễ dàng hơn.

Bài 6: Lực ma sát (ảnh 1)

3. Lực ma sát nghỉ

- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.

Ví dụ: Người thợ tác dụng lực kéo vào thùng hàng nhưng nó chưa dịch chuyển vì lúc này giữa bề mặt tiếp xúc của thùng hàng và mặt sàn xuất hiện lực ma sát nghỉ cân bằng với lực kéo giúp vật đứng yên.

Bài 6: Lực ma sát (ảnh 1)

- Chú ý: Khi vật đứng yên chịu tác dụng của các lực không cân bằng thì có lực ma sát nghỉ.

II. Lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật

1. Lực ma sát có thể có hại

Trong những trường hợp lực ma sát có hại ta cần làm giảm lực ma sát, có thể bằng cách:

- Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc.

- Bôi trơn bằng dầu mỡ.

- Thay ma sát trượt bằng ma sát lăn.

Ví dụ: Thời xưa, xe bò di chuyển rất khó khăn do lực ma sát trượt xuất hiện giữa trục quay và bánh xe. Ngày nay, bánh xe được cải tiến với trục quay có ổ bi, lực ma sát lăn xuất hiện giữa trục quay và bánh xe thay thế lực ma sát trượt, có độ lớn nhỏ hơn rất nhiều giúp xe di chuyển nhanh hơn.

Bài 6: Lực ma sát (ảnh 1)

2. Lực ma sát có thể có ích

Trong những trường hợp lực ma sát có lợi ta cần làm tăng lực ma sát, có thể bằng cách:

- Tăng độ nhám của bề mặt tiếp xúc.

- Tăng lực ép lên bề mặt tiếp xúc.

Ví dụ: Đi trên nền nhà trơn bằng chân trần dễ bị trượt ngã vì thiếu lực ma sát. Ta cần tăng lực ma sát trong trường hợp này, bằng các cách:

+ đi giày dép (tăng độ nhám giữa hai bề mặt tiếp xúc)

+ chọn nơi nền nhà khô ráo để đi (tăng độ nhám giữa hai bề mặt tiếp xúc)

+ đi ấn ngón chân xuống nền nhà (tăng lực ép lên bề mặt tiếp xúc)

Bài 6: Lực ma sát (ảnh 1)

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »