Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau?
A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau
B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau
C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau
D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao
Đáp án B
A, C, D - đúng
B - sai vì: tiết diện của nhánh bình thông nhau không nhất thiết phải bằng nhau.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
I. Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng
Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
Ví dụ: Khi đổ nước vào bình trụ có các lỗ được bịt bằng một màng cao su mỏng thì các màng cao su biến dạng do chất lỏng đã tác dụng áp suất lên bình theo mọi phương.
II. Công thức tính áp suất chất lỏng
P = d . h
Trong đó:
+ h là độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng (m)
+ d là trọng lượng riêng của chất lỏng ()
+ p là áp suất của điểm xét ( hay Pa)
Chú ý:
- d = 10.D với D là khối lượng riêng của chất lỏng.
- Trong một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang (có cùng độ cao h) thì có độ lớn như nhau.
III. Bình thông nhau
- Bình thông nhau là một bình có hai hoặc nhiều nhánh thông nhau.
Ví dụ:
- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều cùng ở một độ cao.
IV. Máy thủy lực
- Máy thủy lực là ứng dụng cơ bản của bình thông nhau và sự truyền áp suất trong chất lỏng.
- Trong máy thủy lực, nhờ chất lỏng có thể truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất, nên ta luôn có:
Trong đó:
+ f là lực tác dụng lên pit – tông có tiết diện s.
+ F là lực tác dụng lên pit – tông có tiết diện S.