Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng?
A. Càng tăng
B. Càng giảm
C. Không thay đổi
D. Có thể vừa tăng, vừa giảm.
Đáp án B
Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào KHÔNG do áp suất khí quyển gây ra.
Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào liên quan đến áp suất khí quyển?
Chọn câu đúng: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp sữa bằng giấy, vỏ hộp sữa bị bẹp theo nhiều phía:
Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì:
Áp suất khí quyển thay đổi thế nào khi độ cao càng tăng? Hãy chọn câu đúng
Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo thành áp suất khí quyển?
Hãy cho biết câu nào dưới đây là không đúng khi nói về áp suất khí quyển?
Hãy cho biết câu nào dưới đây là không đúng khi nói về áp suất khí quyển?
I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển
Vì không khí có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao quanh Trái Đất. Áp suất này gọi là áp suất khi quyển.
Ví dụ: Cắm một ống thủy tinh ngập trong nước, rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên và kéo ống ra khỏi nước. Ta thấy, nước không chảy ra khỏi ống là do áp lực của không khí tác dụng vào nước từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước.
II. Độ lớn của áp suất khí quyển
- Độ lớn của áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li.
Ví dụ: Nói áp suất khí quyển bằng 76 cmHg nghĩa là áp suất khí quyển bằng áp suất gây bởi trọng lượng của một cột thủy ngân cao 76cm.
Ta có: pthủy ngân = h.dthủy ngân = 0,76 . 136000 = 103360 .
- Đơn vị đo áp suất khí quyển thường dùng là milimét thủy ngân (mmHg).
- Một số đơn vị khác của áp suất khí quyển: át mốt phe (atm), paxcan (Pa), torr (Torr)…
+ 1 atm = 101325 Pa
+ 1 Torr = 1 mmHg = 133,3 Pa
+ 1 cmHg = 10 mmHg = 1333 Pa
+ 1 atm = 760 Torr = 760 mmHg = 76 cmHg.