Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất từ A đến B trên đoạn đường nằm ngang, tới B đổ hết đất rồi đẩy xe không theo đường cũ trở về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về.
A. Công ở lượt đi bằng công ở lượt về vì quãng đường đi được bằng nhau
B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực đẩy lượt đi lớn hơn lượt về
C. Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn
D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng nên đi chậm
Đáp án B
Ta có:
Công cơ học được tính bởi công thức: A = Fs
=> Công cơ học tỉ lệ thuận với lực F
Trong trường hợp trên, ta thấy khi đẩy xe đất từ A đến B có lực đẩy lớn hơn khi đẩy xe không từ B về đến A
=> Công ở lượt đi lớn hơn vì lực đẩy lượt đi lớn hơn lượt về
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào trọng lực thực hiện công cơ học?
Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực là:
Độ lớn công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào trong các yếu tố sau:
Trong những trường hợp dưới đây trường hợp nào không có công cơ học?
Trong những trường hợp dưới đây trường hợp nào không có công cơ học?
I. Khi nào có công cơ học?
- Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời.
- Công cơ học là công của lực (khi một vật tác dụng lực và lực này sinh công thì ta có thể nói công đó là công của vật).
- Công cơ học thường được gọi tắt là công.
Ví dụ: Người thợ đẩy hàng hóa đi trên đường. Trong trường hợp này, lực đẩy của người thợ đã thực hiện một công cơ học.
II. Công thức tính công
- Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực:
A = F.s
Trong đó:
+ A là công của lực F
+ F là lực tác dụng vào vật
+ s là quãng đường vật dịch chuyển
- Đơn vị công là Jun, kí hiệu là J (1J = 1 N.m)
Lưu ý:
+ Công thức trên chỉ đúng khi vật chuyển dời theo phương của lực. Nếu vật chuyển dời không theo phương của lực thì công được tính theo công thức khác.
+ Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng không.
Ví dụ: Vật chuyển dời theo phương ngang theo phương của lực kéo nên = 0 vì vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của trọng lực